Các quan chức chính phủ và chuyên gia văn hóa sẽ giải quyết những vấn đề này tại ba cuộc thảo luận trong khuôn khổ chương trình Kiến Tạo | 2030:
1. Cân bằng lại dòng chảy thương mại: Tạo ra đối xử ưu đãi trong văn hóa, xem xét các cách mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ văn hóa từ Nam bán cầu, phù hợp với điều khoản ràng buộc Công ước, cấp cho những quốc gia này chế độ ưu đãi trong giao thương quốc tế. Hàng hóa và dịch vụ văn hóa từ các nước đang phát triển hiện chỉ chiếm 26,5% thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lĩnh vực này đang phát triển vô cùng nhanh chóng. Tham luận viên cũng sẽ kiểm tra việc phổ cập của nội dung sáng tạo trên các nền tảng trực tuyến lớn đang tác động đến việc phân phối các sản phẩm và biểu thức văn hóa.
2. Tăng cường tinh thần doanh nhân văn hóa: Quỹ quốc tế về Đa dạng Văn hóa (IFCD) sẽ thảo luận về các khoản đầu tư vào đào tạo nghề và tập hợp những người hưởng lợi của quỹ IFCD từ Brazil, Campuchia, Colombia và Senegal. Quỹ trên nhằm giải quyết khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển trong nền kinh tế sáng tạo.
Đến nay, quỹ đã trang bị cho hơn 10.000 nghệ sĩ và chuyên gia văn hóa những kỹ năng mới trong quản lý dự án, phát triển kinh doanh và phát triển nghề nghiệp.
3. Nâng cao vị thế của nghệ sĩ, tìm cách nâng cao điều kiện kinh tế, xã hội và kinh tế của các nghệ sĩ thông qua các chính sách liên quan đến đào tạo, an sinh xã hội, việc làm, thu nhập, thuế, di chuyển và tự do ngôn luận.
Trong suốt 3 ngày họp, những người tham gia cũng sẽ thảo luận về “Lộ trình mở” được thiết kế để tăng cường năng lực của các bên nhằm thúc đẩy sự đa dạng của các biểu hiện văn hóa trong thời đại kỹ thuật số, cũng như các thực tiễn chính sách đổi mới khác.
Các ưu tiên phù hợp với Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững sẽ được đề ra trong hai năm tới, đặc biệt chú ý đến bình đẳng giới, các quyền tự do cơ bản, giáo dục chất lượng, tăng trưởng kinh tế, việc làm và bình đẳng giữa các quốc gia.
Công ước 2005 về Bảo vệ và Thúc đẩy sự đa dạng của các Biểu hiện Văn hóa cung cấp một khuôn khổ cho việc thiết kế các chính sách và biện pháp hỗ trợ sự xuất hiện của các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo năng động trên toàn thế giới. 146 bên liên quan (bao gồm 145 quốc gia và Liên minh châu Âu) đã phê chuẩn Công ước tham gia cuộc họp tại UNESCO hai năm một lần để xem xét tác động của Công ước 2005 và xác định hành động trong tương lai. 12 ủy viên sẽ được bầu vào Ủy ban liên chính phủ Hội nghị trong phiên họp tới đây.