Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân hợp tác đẩy mạnh thị trường vật liệu tái chế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân vừa ký kết “Biên bản Ghi nhớ Chương trình Hợp tác Thu gom và Tái chế Nhựa” nhằm thúc đẩy Kinh tế Tuần hoàn.
Nhà máy tái chế của Công ty Cổ phần Nhựa Tái chế Duy Tân hoạt động theo các quy chuẩn quốc tế.
Nhà máy tái chế của Công ty Cổ phần Nhựa Tái chế Duy Tân hoạt động theo các quy chuẩn quốc tế.

Hợp tác thể hiện cam kết và quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu của tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam về việc cắt giảm lượng nhựa nguyên sinh và tăng cường nhựa tái chế trong sản xuất, gia tăng khả năng tái chế của bao bì, đồng thời thu gom và xử lý lượng bao bì bán ra thị trường nhằm biến rác thải nhựa trở thành nguồn tài nguyên tái tạo có ích cho nền kinh tế và đời sống, đồng thời giảm thiểu những nguy hại cho môi trường tự nhiên.

Hợp tác vì môi trường và xã hội

Quan hệ hợp tác giữa Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân là một bước tiến trong việc thúc đẩy sử dụng nhựa tái sinh trong sản xuất bao bì của Unilever, từ đó gia tăng hoạt động tái chế và tạo vòng tuần hoàn cho rác thải nhựa tại Việt Nam. “Đây chính là nền tảng quan trọng để hiện thực hóa mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa một cách dài hạn và toàn diện”, bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever Việt Nam khẳng định.

Nếu thế giới không hành động ngay từ bây giờ, thì đến năm 2050, lượng rác thải ngoài đại dương có thể còn nhiều hơn số lượng cá. Đây là viễn cảnh mà không một ai mong muốn xảy ra. Không một doanh nghiệp nào mong muốn kinh doanh trên ‘biển’ rác hay trong môi trường bị tổn thương và hư hại. Để ngăn chặn viễn cảnh này trên quy mô toàn quốc và toàn cầu, một mình Unilever là chưa đủ, mà cần đến sự hướng dẫn và đồng hành của Chính phủ, của các cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương; sự phối hợp của các hiệp hội và các tổ chức phi chính phủ trong việc kết nối cộng đồng và doanh nghiệp, cũng như sự chung tay từ các đối tác doanh nghiệp có cùng tầm nhìn”, bà Vân chia sẻ thêm.

Chương trình hợp tác giữa Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân được hiện thực hóa bắt đầu từ bước thiết lập hệ thống phân loại tại nguồn và thu gom rác thải nhựa, tiếp đến tận dụng thế mạnh chuyên môn và công nghệ của Tái Chế Duy Tân để tối ưu hóa nguồn rác thải nhựa được thu gom thông qua việc tái chế, sản xuất hạt nhựa tái sinh (PCR) để quay lại phục vụ cho hoạt động sản xuất bao bì của Unilever Việt Nam.

Với cam kết hợp tác chặt chẽ cùng kế hoạch hành động cụ thể, trong giai đoạn hợp tác 5 năm từ nay đến 2027, Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân sẽ hướng đến mục tiêu thu gom và tái chế 30.000 tấn rác thải nhựa.

Song song với mục tiêu xây dựng vòng tuần hoàn về nhựa để bảo vệ môi trường, hợp tác này còn góp phần thực hiện những mục tiêu xã hội thông qua cải thiện điều kiện làm việc, vệ sinh và sức khỏe; đào tạo nâng cao nhận thức và năng lực, đồng thời cải thiện sinh kế và các yếu tố an toàn xã hội cho lực lượng thu gom rác thải tại hơn 100 trạm thu gom trong chuỗi giá trị của Tái Chế Duy Tân. Đây là đội ngũ thường dễ bị tổn thương khi đa phần là nữ giới và hầu như chưa được đảm bảo về an sinh – xã hội.

Đồng thời, Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân còn thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về việc bảo vệ môi trường thông qua thói quen phân loại rác tại hộ gia đình, từ đó tạo ra tác động mạnh mẽ và sự lan tỏa trên toàn quốc.

Với mục tiêu cùng hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, góp phần giảm rác thải nhựa tại Việt Nam, tôi mong rằng sự hợp tác giữa Công ty Nhựa Tái Chế Duy Tân và Unilever sẽ vô cùng thành công, tốt đẹp. Qua đó, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho ngành công nghiệp tái chế rác thải nhựa và đóng góp nhiều giá trị bền vững cho cộng đồng”, ông Trần Duy Hy, Chủ Tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nhựa Tái chế Duy Tân chia sẻ.

Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân hợp tác đẩy mạnh thị trường vật liệu tái chế ảnh 1

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa hai bên diễn ra ngày 14/3/2023.

Nền tảng năng lực

Theo Ellen Macarthur Foundation, đến năm 2040, mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa có tiềm năng tạo ra nhiều kết quả tích cực, như giúp cắt giảm 80% lượng nhựa thải ra đại dương hàng năm, giảm 25% lượng khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu, giúp tiết kiệm lên đến 200 tỷ USD mỗi năm, và tạo thêm 700.000 việc làm mới.

Tiên phong về quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam, Unilever Việt Nam đã đẩy mạnh nhiều kế hoạch hành động mang tính dài hạn và toàn diện. Trong đó, cắt giảm, đổi mới và tạo vòng tuần hoàn là ba hoạt động chính được doanh nghiệp thúc đẩy.

Unilever Việt Nam cam kết cắt giảm một nửa lượng nhựa nguyên sinh trong sản xuất bao bì đến năm 2025 – trong đó sử dụng nhựa PCR là một phương pháp được đẩy mạnh. Doanh nghiệp còn đổi mới, áp dụng công nghệ để đảm bảo toàn bộ bao bì có khả năng tái chế, tái sử dụng hoặc dễ dàng phân hủy, đồng thời thúc đẩy vòng tuần hoàn cho bao bì nhựa thông qua việc thu gom, xử lý và mang rác thải nhựa quay lại phục vụ hoạt động sản xuất.

Đến nay, Unilever Việt Nam đã giảm 82% lượng nhựa sử dụng trong bao bì thông qua cắt giảm nhựa nguyên sinh và tận dụng nhựa PCR, đạt 73% bao bì có khả năng tái chế, và thu gom, xử lý hơn 20.000 tấn rác thải nhựa. Bao bì chai của sản phẩm từ nhiều nhãn hàng của Unilever Việt Nam cũng đã và đang áp dụng nhựa PCR. Điển hình như chai của các sản phẩm Sunlight, Lux và Love Beauty & Planet đạt 100% PCR; nhiều sản phẩm khác cũng đã áp dụng nhựa PCR trong bao bì như: Dove, Lifebuoy, Sunsilk, Comfort, OMO...

Mang sứ mệnh “Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa tại Việt Nam”, Tái Chế Duy Tân đã lên kế hoạch, nghiên cứu công nghệ từ năm 2017-2018, và chính thức xây dựng nhà máy tái chế vào năm 2019. Năm 2020, doanh nghiệp tiến hành sản xuất thử nghiệm trước khi đưa nhà máy vào vận hành chính thức từ năm 2021.

Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân hợp tác đẩy mạnh thị trường vật liệu tái chế ảnh 2

Dây chuyền sản xuất Sunlight từ nhựa PCR tại nhà máy tái chế Duy Tân.

Nhà máy của Tái Chế Duy Tân hiện đang hoạt động theo các quy chuẩn quốc tế về chất lượng, môi trường, an toàn và sức khoẻ, với năng lực sản xuất lên đến 100.000 tấn/năm. Công ty áp dụng công nghệ hiện đại “Bottles to Bottles” – từ một chai nhựa đầu vào, công ty sẽ xử lý và sản xuất ra các hạt nhựa tái sinh đảm bảo đầy đủ các điều kiện lý hóa về an toàn thực phẩm. Những hạt nhựa này có thể được thổi thành chai nhựa mới.

Với những thế mạnh này, hợp tác giữa hai doanh nghiệp sẽ tạo động lực to lớn giúp hoàn thiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa của Unilever. Đây cũng là cơ hội để truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp gia tăng sử dụng nhựa PCR trong sản xuất bao bì, đồng thời kì vọng có được sự hướng dẫn và hỗ trợ từ Chính phủ để mở ra thêm nhiều cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp tái chế, từ đó đưa kinh tế tuần hoàn trở nên phổ biến rộng khắp trên toàn quốc.

Hiện mỗi năm có đến 2,62 tấn rác thải nhựa không được tái chế, dẫn đến hao hụt 75% giá trị vật liệu của nhựa, tương đương 2,2 - 2,9 tỉ USD mỗi năm. Ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú nhưng chưa phát triển với tỷ lệ tái chế nhựa chỉ đạt mức 33%. Nguyên nhân chính là do nhu cầu về nhựa tái sinh (PCR) chưa cao khi việc sử dụng nhựa nguyên sinh luôn dễ dàng và chi phí thấp hơn, theo báo cáo Nghiên cứu Thị trường cho Việt Nam – Cơ hội và Thách thức đối với Tuần hoàn Nhựa do IFC và Ngân hàng Thế giới thực hiện

Chất lượng nhựa PCR luôn là thử thách với các tập đoàn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế đối với sản phẩm như Unilever. Đây cũng là “nút thắt” trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn về nhựa tại Việt Nam.

Hàn Quốc và Mỹ diễn tập đổ bộ quy mô lớn
Hàn Quốc và Mỹ diễn tập đổ bộ quy mô lớn
(Ngày Nay) - Theo hãng tin Yonhap ngày 29/3, Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành cuộc diễn tập đổ bộ quy mô lớn, trong đó huy động các lực lượng binh sĩ, tàu đổ bộ, máy bay chiến đấu tàng hình và trực thăng.
Thánh địa Mỹ Sơn sẽ đón 300.000 khách trong năm 2023
Thánh địa Mỹ Sơn sẽ đón 300.000 khách trong năm 2023
(Ngày Nay) - Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) Phan Hộ cho biết: Trung bình mỗi ngày, khách du lịch đến Mỹ Sơn dao động từ 1.300 đến 1.500 người, tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Với đà tăng trưởng này, Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn đặt kế hoạch đón 300.000 khách trong năm 2023.
HLV Troussier tin U23 Việt Nam đang đi đúng hướng
HLV Troussier tin U23 Việt Nam đang đi đúng hướng
(Ngày Nay) - Sau giải đấu Doha Cup 2023, HLV Philippe Troussier khẳng định không cảm thấy tiếc nuối hay hối hận nhưng cũng lường trước những quan điểm trái ngược khi đội bóng thua cả 3 trận.
Kỹ sư trẻ với ý tưởng dùng drone trong canh tác nông nghiệp
Kỹ sư trẻ với ý tưởng dùng drone trong canh tác nông nghiệp
(Ngày Nay) - Với khát vọng tạo sinh kế bền vững cho nông dân, kỹ sư trẻ Nguyễn Văn Thiên Vũ và các cộng sự đã tạo ra những chiếc máy bay không người lái (drone) nhằm hỗ trợ nông dân canh tác hiệu quả, tạo bước ngoặt trong nông nghiệp.
Chứng khoán Bản Việt (VCSC) bất ngờ muốn đổi tên
Chứng khoán Bản Việt (VCSC) bất ngờ muốn đổi tên
(Ngày Nay) - Theo VCSC, việc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như VCSC, Viet Capital Securities, VCI, Chứng khoán Bản Việt đã làm pha loãng sức mạnh thương hiệu của công ty và do đó cần phải nhanh chóng đồng nhất bộ nhận diện thương hiệu.
Vùng núi Bắc Bộ có nơi mưa to
Vùng núi Bắc Bộ có nơi mưa to
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 28 và sáng sớm 29/3, khu vực vùng núi Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to.
U23 Việt Nam khép lại giải đấu Doha Cup 2023 và hướng tới SEA Games 32.
Thua Kyrgyzstan, U23 Việt Nam rời Doha Cup 2023
(Ngày Nay) - Tạm quên đi hai trận thua trước đó tại Doha Cup 2023, U23 Việt Nam bước vào trận đấu với U23 Kyrgyzstan với mục tiêu giành chiến thắng để lấy lại tinh thần.