Vaccine của Cuba hiệu quả trong phòng chống ung thư gan và buồng trứng

0:00 / 0:00
0:00
Trung tâm Kỹ thuật di truyền và Công nghệ sinh học (CIGB) của Cuba mới đây đã khẳng định hiệu quả của vaccine chống ung thư gan và buồng trứng HeberSaVax.
Vaccine của Cuba hiệu quả trong phòng chống ung thư gan và buồng trứng

CIGB, đơn vị tham gia nghiên cứu và phát triển HeberSaVax, cho biết các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh tính an toàn và hiệu quả điều trị của chế phẩm này trong điều trị ung thư gan và buồng trứng. CIGB nhấn mạnh vaccine HeberSaVax là một thành tựu nữa của khoa học và đổi mới trong năm 2022.

HeberSaVax, còn được gọi là CIGB 247, là vaccine dạng tiêm được sử dụng trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan và ung thư buồng trứng ở giai đoạn tiến triển.

Cùng với CIGB, Trung tâm Nghiên cứu Y tế Ngoại khoa (CIMEQ); Bộ Y tế; Viện Điều khiển học, Toán học và Vật lý (ICIMAF) và Đại học Marta Abreu ở tỉnh miền Trung Las Villas đã tham gia phát triển loại thuốc này.

Sau 10 năm thử nghiệm lâm sàng liên tục, các nhà nghiên cứu đã kết luận đây là một sản phẩm an toàn và dễ dung nạp, ít có phản ứng phụ.

Tiến sĩ Francisco Hernández, bác sĩ lâm sàng chịu trách nhiệm phát triển vaccine, khẳng định HeberSaVax là một giải pháp thay thế trị liệu, an toàn và ít tốn kém hơn so với những loại vaccine khác hiện có trên thế giới.

Theo chuyên gia tiêu hóa-gan và bác sĩ nội soi Enrique Arús, Sorafenib - sản phẩm được cho là hàng đầu thế giới hiện nay trong điều trị ung thư gan và buồng trứng - chỉ giúp kéo dài thời gian sống trung bình của người bệnh không quá 6 tháng. Trong khi đó, vaccine HeberSaVax của Cuba giúp kéo dài thời gian sống trung bình tới 11 tháng. Chuyên gia Enrique Arús chỉ rõ đây chính là bằng chứng lâm sàng mạnh mẽ nhất về hiệu quả của chế phẩm Cuba.

Vaccine HeberSaVax đã chứng minh phản ứng miễn dịch ở người trong điều trị ung thư biểu mô gan, loại ung thư phổ biến thứ năm trên toàn thế giới, gây ra hơn 500.000 ca tử vong mỗi năm.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
(Ngày Nay) - Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024).