Vì sao EVN tiếp tục lỗ?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trước thông tin về số lỗ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là hơn 28.700 tỷ đồng trong 8 tháng năm 2023, dù trước đó, tập đoàn này đã được chấp thuận tăng giá điện hồi tháng 5/2023, theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), với giá nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức cao như hiện nay đã ảnh hưởng đến chi phí phát điện của doanh nghiệp.
Vì sao EVN tiếp tục lỗ?

Để cân bằng tài chính cho EVN, đại diện Cục Điều tiết điện lực cho rằng, cần thiết giảm giá nhiên liệu cho sản xuất điện từ các nhà cung cấp trong nước, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và cho phép điều chỉnh giá điện để thu hồi các chi phí chưa được tính đầy đủ vào giá điện.

Giá nguyên liệu vẫn ở mức cao

Theo chia sẻ của một đại diện EVN, số liệu báo cáo tài chính cho thấy, 8 tháng năm 2023, EVN dự kiến lỗ tới hơn 28.700 tỷ đồng. Như vậy, cùng với số lỗ 26.500 tỷ đồng của năm 2022, tính đến thời điểm hiện tại, công ty mẹ EVN lỗ tổng cộng khoảng trên 55.000 tỷ đồng.

Lý do khiến EVN tiếp tục lỗ lớn trong 8 tháng năm 2023 là do kinh doanh dưới giá vốn; giá nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng cao trong mấy tháng đầu năm 2023, mặc dù có giảm so với năm 2022.

Ông Trần Việt Hoà, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cũng cho biết, hiện nay, diễn biến giá nhiên liệu cho sản xuất điện vẫn còn nhiều bất lợi cho ngành điện mặc dù đã có giảm so với năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao so với các năm trước đó.

Cụ thể, giá than nhập khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2023 khoảng 210 USD/tấn, thấp hơn bình quân năm 2022 khoảng 150 USD/tấn, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với bình quân các năm 2019 - 2021 khoảng 120 USD/tấn.

Giá dầu HSFO trên thế giới dùng để xác định giá khí thị trường 6 tháng đầu năm 2023 khoảng 423 USD/tấn, thấp hơn năm 2022 gần 100 USD/tấn, nhưng vẫn cao hơn so với bình quân các năm 2019 - 2021 khoảng 80 USD/tấn.

"Việc giá nhiên liệu giữ ở mức cao tiếp tục ảnh hưởng đến chi phí mua điện của năm 2023. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2023 vừa qua thời tiết nắng nóng, phụ tải tăng cao, đồng thời thủy văn gặp nhiều bất lợi, nên sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện thấp, dẫn đến hệ thống phải huy động tối đa các nhà máy nhiệt điện (than, khí và dầu)", ông Trần Việt Hoà cho hay.

Cũng theo ông Hoà, liên quan đến việc cung cấp than cho sản xuất điện, từ năm 2019 việc khai thác, cung cấp than sản xuất trong nước của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản TKV, Tổng Công ty Đông Bắc gặp nhiều khó khăn, cơ bản đã tới hạn, nên các nhà cung cấp phải nhập khẩu than về để phối trộn với than trong sản xuất trong nước, để bán cho sản xuất điện.

Hiện nay TKV, Tổng Công ty Đông Bắc chỉ cung cấp than trong nước cho một số ít nhà máy điện. Đó là các Nhà máy điện BOT (Mông Dương 2, Vĩnh Tân 1, Hải Dương); các nhà máy của TKV Power (Na Dương, Cao Ngạn, Sơn Động, Cẩm Phả, Mạo Khê). Các nhà máy còn lại (công suất chiếm phần lớn của EVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, các Tổng công ty phát điện (EVNGENCO), nhà đầu tư IPP - dự án điện độc lập) thì TKV, Tổng Công ty Đông Bắc cung cấp than pha trộn.

Tỉ trọng than nhập khẩu trong than trộn khoảng 40 - 60%, ông Hoà cho hay, cơ bản giá than pha trộn sẽ biến động theo giá than nhập khẩu. Trường hợp nếu TKV điều chỉnh giá than trong nước thì đồng thời chi phí mua điện của EVN từ các nguồn điện sử dụng than trong nước, than pha trộn sẽ tăng lên.

Giải pháp cân bằng tài chính

Đề xuất về các giải pháp giúp EVN có thể tiến tới cân bằng tài chính, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho rằng, thực tế thời gian qua và hiện nay EVN đã tiến hành nhiều giải pháp để góp phần cân bằng tài chính như phát động phong trào tiết kiệm điện trên toàn quốc, giải pháp về tiết kiệm điện.

"Tuy nhiên, những giải pháp nêu trên chỉ mang tính chất hỗ trợ. Để đảm bảo cân bằng được tài chính thì quan trọng nhất vẫn là giảm giá nhiên liệu bán cho điện từ các nhà cung cấp trong nước, huy động tối ưu các nguồn phát điện, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và cho phép điều chỉnh giá điện để thu hồi các chi phí chưa được tính đầy đủ vào giá điện" - ông Trần Việt Hòa nói.

PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng nêu quan điểm, cần chuyển giá điện sang vận hành theo giá thị trường, tương tự việc áp dụng nhanh cơ chế giá thị trường với gạo, để doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động kinh doanh

Nhiều ý kiến cho rằng, giá bán lẻ điện hiện chưa theo kịp thực tế phát triển thị trường, không phản ánh kịp thời chi phí nhiên liệu đầu vào, cũng như tình trạng khan hiếm cung - cầu điện. Đồng thời, các chính sách về giá điện cũng bộc lộ bất cập, như chưa tách bạch các chi phí về giá phân phối điện, phí điều độ vận hành hệ thống...

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.