Vì sao loài ong tuyệt chủng thì con người cũng sẽ biến mất?

Những thứ bệnh của ong nhà có thể lây lan sang ong nghệ, ong vò vẽ và các loài côn trùng thụ phấn tự nhiên cho cây, và có thể khiến lũ ong biến mất. Vậy điều gì sẽ xảy ra?
Vì sao loài ong tuyệt chủng thì con người cũng sẽ biến mất?

Theo một kết luận của các nhà khoa học Anh. Tại Hoa Kỳ, trong mười năm qua, 90% ong hoang dã và ong thuần hóa bị chết, ở Anh con số này là hơn 50%. Ong chết đồng loạt được ghi nhận ở châu Âu và các khu vực khác trên thế giới. Các chuyên gia cảnh báo rằng thực tế này gây ra mối quan ngại nghiêm trọng về hoạt động bình thường của hệ sinh thái hành tinh và có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực đã bắt đầu diễn ra.

Vì sao loài ong tuyệt chủng thì con người cũng sẽ biến mất? - anh 1
Nếu loại ong biến mất thì con người cũng tuyệt chủng?

Loài ong đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hàng tỷ côn trùng cho mật trên thế giới chết đi, để lại cho nhân loại những cánh đồng và vườn cây không được thụ phấn. Theo báo cáo gần đây, do hậu ong chết đồng loạt, sản lượng cây ăn quả tại Hoa Kỳ giảm mạnh, đặc biệt là táo và hạnh nhân. Mỗi mùa xuân tới, hầu hết tại các khu vực bị dịch ong, chủ vườn phải đưa ong từ nơi khác đến, hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Điều đó không giúp được bao nhiêu - hầu hết những con ong di cư sẽ bị chết trong mùa tới. Hơn nữa, có một nguy cơ là khi vận chuyển sẽ lây lan dịch bệnh. Đặc biệt, trong năm 1998, lần đầu tiên tại Mỹ đã ghi nhận trường hợp gia đình ong nhiễm dịch với bọ cánh cứng. Trước đó, bệnh này chỉ có ở Nam Phi. Khi lọt vào Mỹ, bọ cánh cứng trở thành một thảm họa thực sự cho người nuôi ong. Chủ tịch Liên minh nuôi ong quốc gia Nga Arnold Butov cho biết:

“Bọ cánh cứng không chỉ ăn ong, mà còn ăn tất cả mọi thứ như tổ ong, khung gỗ, mật ong và mọi thứ khác. Điều tồi tệ nhất là nó có thể lây lan không chỉ qua sản phẩm nuôi ong hoặc bản thân con ong, mà còn lây qua bàn ghế và các đồ gỗ khác".

Hiện nay, Mexico đang trong cơn hoảng loạn: Các chuyên gia địa phương không thể ngăn chặn nổi sự lây lan của bệnh dịch này. Ở Úc, sau một năm, bọ cánh cứng từ Sydney cũng đã lan rộng trên cả nước.

Một vấn đề lớn khác là ve và ruồi ký sinh. Chúng thâm nhập vào cơ thể của ong và ăn từ bên trong ruột ong ra ngoài. Kết quả con ong bị yếu dần, sinh ra ong con tàn tật, mất khả năng điều hướng trong không gian và cuối cùng chết vì đói. Thoát khỏi tai họa này là điều không thể. Phá hủy tổ ong, lựa chọn ong lành và thay đổi vị trí chuồng trại, nhà nuôi ong chỉ có thể hy vọng vào may mắn. Bản thân ong không có khả năng chống lại ký sinh trùng và virus. Ông Anatoly Kochetov, tiến sĩ khoa học nông nghiệp, nhà nuôi ong khẳng định rằng, cuộc sống bên cạnh con người đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tồn tại của loài ong. Ông Kochetov nói:

“Cũng giống như con người, ong sẽ bị bệnh nếu có lối sống không lành mạnh và chế độ ăn uống sai lầm. Khi chúng ta thuần hóa ong và bắt đầu cố gắng để có nhiều sản phẩm ong: mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa, sáp ong, nọc độc ong… chúng ta và loài ong đều quên mất chuyện ong đã từng sống trong tự nhiên, 50 triệu năm trước. Khi đó, chúng tự lo tất cả mọi thứ cho mình. Còn bây giờ chúng ta thuần hóa chúng, làm cho chúng quên đi bản năng. Do đó chúng bị bệnh. Thêm vào đó là việc mở rộng mạng điện thoại di động. Thêm nhiều đường tải sóng phá vỡ hệ sinh thái. Tất cả những điều đó tác động tiêu cực lên loài ong".

Những con ong nhà bị bệnh truyền bệnh cho họ hàng hoang dã của chúng. Nếu ong bị nấm hay virus đậu xuống bông hoa, sau đó ong nghệ cũng hút mật bong hoa đó, khả năng lây lan bệnh là rất cao. Hàng loạt ong nhà và các loài hút mật khác chết đồng loạt sẽ khiến cho diện mạo hành tinh này sớm thay đổi. 80% thực vật có hoa trên thế giới được thụ phấn bởi côn trùng. Hôm nay ở các nước khác nhau có những trang trại phải thuê công nhân dùng bàn chải thụ phấn nhân tạo. Tuy nhiên, không thể đủ nhân công để thụ phấn cho tất cả mọi bông hoa. Vào thời mình, Albert Einstein từng nói rằng nếu loài ong chết đi, bốn năm sau đó nhân loại cũng sẽ chết. Bây giờ, thế giới còn lại rất ít ong.

PV
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.