Vì sao nhiều người Mỹ yêu thích Tổng thống Donald Trump?

(Ngày Nay) - Xé bỏ NAFTA, cứng rắn với người nhập cư trái phép và mạnh tay trừng phạt Trung Quốc, đó là những lý do khiến ông Trump giành được hàng triệu phiếu bầu từ người lao động Mỹ trong quá khứ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh minh hoạ: New York Times)
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh minh hoạ: New York Times)

(Bài viết trích dẫn quan điểm của Farah Stockman, chuyên gia bình luận của tờ New York Times.)

Nếu không có sự “tôn thờ” của hàng triệu cử tri, Tổng thống Donald Trump đã không thể đắc cử vào năm 2016 và duy trì một nhiệm kỳ nhiều tranh cãi cho đến nay. Tuy vậy, họ không hề đáng trách. Có nhiều lý do chính đáng giúp ông Trump giành được nhiều phiếu bầu đến vậy.

Nếu tái đắc cử, các chính sách hiện hành của Donald Trump sẽ tiếp tục được ủng hộ. Khoảng 40% cử tri Mỹ mong muốn thuế quan và các bức tường biên giới. Không chỉ vậy, hơn một nửa cử tri cho rằng cần phải trục xuất người nhập cư trái phép.

Báo chí và các nghiên cứu đã tốn nhiều giấy mực để tìm hiểu xem cử tri bỏ phiếu cho ông Trump do lo lắng về kinh tế, hay lo lắng về chủng tộc. Tôi đã dành thời gian tiếp xúc với các công nhân tại một nhà máy đang “hấp hối” và nhận ra rằng, rất khó để đưa ra lời giải đáp cho vấn đề trên.

Cung cấp việc làm - nguyên nhân chính khiến người lao động Mỹ đặt niềm tin vào Donald Trump

Trong 4 năm qua, tôi đã nghiên cứu một nhóm công nhân thép đang làm việc tại một nhà máy của doanh nghiệp Mỹ, nhưng đặt tại Mexico. Họ luôn dằn vặt bản thân về việc nên giao tiếp và đào tạo những công nhân người Mexico, hay chỉ sinh hoạt với cộng đồng Mỹ của mình. Bên cạnh đó, một số công nhân đã rời nhà máy và tìm những công việc mới với mức lương cao hơn một nửa.

Tim, hiện đang là một người thợ máy, đã từng làm việc ở nhà máy sản xuất thép nơi tôi nghiên cứu. “Trong quá khứ, gia đình tôi luôn bỏ phiếu cho các ứng viên đảng Dân chủ, vì họ luôn quan tâm tới tầng lớp lao động thu nhập thấp,” Tim chia sẻ, “chúng tôi chưa bao giờ bỏ phiếu cho ứng viên Cộng hoà.”

Với niềm tin mãnh liệt vào phe cánh tả, Tim không hề lo lắng khi cựu Tổng thống Bill Clinton thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1993, hay khi ông Clinton bình thường hoá thương mại với Trung Quốc năm 2000. Nhưng không lâu sau, nhà máy nơi Tim từng làm việc bị chuyển sang Thượng Hải. Tim tìm cơ hội khác ở nhà máy thép, nhưng sau cùng thì toàn bộ lao động cũng bị chuyển sang cơ sở sản xuất tại Mexico.

Vì sao nhiều người Mỹ yêu thích Tổng thống Donald Trump? ảnh 1

Tổng thống Bill Clinton ký Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ thành luật, ngày 7/12/1993. (Ảnh: Getty Images)

Sau khi trải qua tất cả những biến cố trên, Tim trở nên căm thù ông Bill Clinton cùng đảng Dân chủ. Anh cho rằng phe cánh tả đã “đi đêm” với các doanh nghiệp mà không ai biết. Tim cảm thấy bị bỏ rơi và phản bội - cho đến khi ông Donald Trump xuất hiện. 

Không thể phủ nhận rằng, ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ đa phần nhờ số phiếu của tầng lớp lao động “cổ cồn xanh” như Tim. Theo Viện Nghiên cứu Tôn giáo Công cộng Mỹ, hơn 55% cử tri bỏ phiếu cho Trump năm 2016 thuộc tầng lớp này. 

Cũng trong năm 2016, tại hạt Mahoning (Ohio), hơn 1/4 cử tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hoà đã từng là đảng viên Dân chủ, theo thông tin từ The Washington Post. 18 thành viên thuộc Uỷ ban Trung ương đảng Dân chủ hạt Mahoning cũng bầu cho Trump, chủ tịch Uỷ ban xác nhận.

Những thay đổi này bắt nguồn một phần từ việc hàng triệu việc làm tại các nhà máy Mỹ bị chuyển sang Trung Quốc những năm 2000. Điều này đã làm người lao động Mỹ vô cùng phẫn nộ. Song song với lượng việc làm bị mất là sự gia tăng đáng báo động về tỷ lệ đói nghèo ở trẻ em, mẹ đơn thân, tử vong do rượu bia, ma tuý và phụ thuộc vào nguồn trợ cấp công.

Đáng chú ý, các địa phương bị “chảy máu” việc làm còn phải đối mặt với vấn đề khác: một số lượng lớn người nhập cư trái phép đang cạnh tranh những việc làm còn lại với người bản địa. Hệ quả là sự ghét bỏ với người nhập cư trái phép ngày càng gia tăng.

Cùng với thời gian gặp Tim, tôi đã phỏng vấn một người theo chủ nghĩa vô chính phủ. Anh ta phải chịu trách nhiệm hình sự trong cuộc biểu tình phản đối tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đầu năm 2017. Khi được hỏi vì sao lại chọn chủ nghĩa vô chính phủ, anh ta trả lời: “Do NAFTA và sự chuyên chế của chủ nghĩa tư bản trên toàn cầu.”

Với nhiều người, đó là sự tức giận ngớ ngẩn và vô lý. Toàn cầu hoá đã làm nước Mỹ giàu có hơn rất nhiều. Tuy vậy, tiền lại chảy vào túi của một số ít người có tiềm lực tài chính và học vấn cao. Trong khi đó, những đối tượng dễ bị tổn thương nhất đang phải gánh chịu hậu quả từ các mặt trái của toàn cầu hoá. 

NAFTA chính là biểu tượng của một thế giới dành cho người giàu có. Hiệp định đã “thổi bay” việc làm của lao động cổ cồn xanh, để đổi lấy cơ hội đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm tại Mexico cho lao động cổ cồn trắng. Hiện nay, ngay cả những người ủng hộ NAFTA nhiệt tình nhất cũng phải công nhận rằng hiệp định này đã làm Mỹ bị “chảy máu” việc làm.

Bảo hộ thương mại hay còn gọi là bảo hộ mậu dịch là việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước.

Tại nhiều quốc gia như Anh và Brazil, cử tri đã bỏ phiếu cho những ứng cử viên cam kết rằng họ sẽ đảo ngược sự hội nhập kinh tế toàn cầu diễn ra trong nhiều thập kỷ. Hầu hết các ứng cử viên đó đều theo phe cánh hữu. Cuộc nổi dậy chống lại thương mại tự do và toàn cầu hoá này đã làm phe cánh tả bất ngờ. Dani Rodrik, một vị Giáo sư về kinh tế tại Đại học Harvard, đã nhận định rằng phe cánh tả trên toàn thế giới đã thất bại trong việc tìm ra các phương án thay thế cho chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

Vì sao nhiều người Mỹ yêu thích Tổng thống Donald Trump? ảnh 2

ổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto và Thủ tướng Canada Justin Trudeau ký Hiệp định USMCA trước khi tham dự phiên khai mạc hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Argentina tháng 11/2018. (Ảnh: Reuters)

Vì tất cả những lý do trên, ông Trump được người Mỹ công nhận vì đã mạnh dạn thay thế NAFTA bằng Hiệp định thương mại USMCA, cứng rắn với người nhập cư trái phép, cũng như mạnh tay áp thuế lên hàng nhập khẩu của Trung Quốc và máy giặt Hàn Quốc.

Để tái đắc cử, ông Trump còn rất nhiều việc phải làm

Trong thời gian qua, đảng Dân chủ đã có một số thay đổi nhất định. Joe Biden, người từng ủng hộ thương mại tự do hết mình, đã thừa nhận hậu quả do kiểu thị trường này gây ra với giai cấp công nhân. Trong chính sách kinh tế của mình, Biden áp 10% thuế với các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng việc làm trong nước sẽ được hưởng mức tín dụng thuế 10%. Ngoài ra, ứng cử viên đảng Dân chủ còn đưa ra một kế hoạch đầu tư khoảng 2.000 tỉ USD vào cơ sở hạ tầng năng lượng xanh trong 4 năm tới.

“Biden có sự tiến bộ về nền tảng kinh tế tốt hơn nhiều Hillary Clinton. Nhưng nói được chưa có nghĩa là làm được. Chúng ta cần chờ xem ông ta sẽ thực hiện những chính sách của mình như thế nào, nếu trúng cử,” giáo sư Rodrik nhận xét.

Nếu ưa thích một nguyên thủ quốc gia mạnh mẽ, quyết liệt, người Mỹ sẽ bầu cho ông Trump một lần nữa. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận sâu sắc hơn, cử tri thuộc tầng lớp lao động sẽ nhận ra điều kỳ lạ: ông Trump chống lại các công đoàn. Lựa chọn đầu tiên của ông cho vị trí Thẩm phán Toà án Tối cao Mỹ, Neil Gorsuch, đã hạn chế khả năng thu các loại phí của các công đoàn trong một vụ án mang tính bước ngoặt. Một điều kỳ lạ khác, đó là thoả thuận thương mại tạm thời với Trung Quốc tập trung nhiều vào lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm, hơn là tạo ra việc làm cho tầng lớp lao động chân tay.

Vì sao nhiều người Mỹ yêu thích Tổng thống Donald Trump? ảnh 3

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) bắt tay Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (trái) tại Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng ngày 11/10/2019. Ảnh: Bloomberg.

Ngoài ra, chính sách cắt giảm thuế năm 2017 của ông Trump chủ yếu đem lại lợi ích cho các tập đoàn và cổ đông, bao gồm cả những người không phải công dân Mỹ. Số tiền đáng lẽ thuộc về Kho bạc Hoa Kỳ lại chảy vào hầu bao của họ. Những công ty này lại dùng số tiền đó để mua lại cổ phiếu của chính mình, khiến cho các ông chủ giàu có hơn, thay vì tuyển dụng, đào tạo các công nhân mới hoặc tăng lương cho họ. Số thương vụ mua lại nhiều đến mức ngay cả ông Trump cũng không thể kiểm soát nổi. 

“Chúng tôi nghĩ rằng các công ty phải hiểu được điều đó sớm hơn,” Tổng thống Mỹ nói với báo chí. Nhưng chính Trump mới là người phải nhận thức đầu tiên về hậu quả của các thương vụ đó. Giờ đây, ông lại đang cố gắng loại bỏ Đạo luật Chăm sóc sức khoẻ hợp túi tiền (ObamaCare), trong khi hàng triệu người Mỹ đang phụ thuộc vào đạo luật này. 

Sau tất cả những hành động trên, có vẻ như hiện nay Trump đang đứng về phía 1% những người giàu nhất nước Mỹ, hơn là tầng lớp lao động cổ cồn xanh. Nếu thực tế đúng như vậy, ông sẽ rất khó để tái đắc cử vào tháng 11 tới.

Theo New York Times
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.