Việt Nam công bố kết quả nuôi cấy virus các ca tái dương tính COVID-19

(Ngày Nay) - Kết quả nuôi cấy mẫu virus của các bệnh nhân tái dương tính với COVID-19 cho thấy, virus không phát triển.

Trao đổi với Vietnamnet, PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, sau khi ghi nhận 9 bệnh nhân COVID-19 tái dương tính trở lại, Viện đã nhận được 5 mẫu bệnh phẩm gửi đến để nuôi cấy lại virus SARS-CoV-2.

Trong số này có 3 mẫu bệnh phẩm gửi từ BV Bệnh nhiệt đới Trung ương của các bệnh nhân 74, 137, 188; 2 mẫu từ Quảng Ninh chuyển lên của bệnh nhân 52 và 149.

“Chúng tôi mới thực hiện nuôi cấy được 3 mẫu nhưng sau 1 tuần nhận thấy virus trong các mẫu này không phát triển”, PGS Mai thông tin.

PGS Mai giải thích, việc virus không phát triển có 2 khả năng.

Khả năng thứ nhất, virus rất yếu, không có khả năng nhân lên, không đủ nồng độ lây nhiễm cho tế bào hay khuyếch đại lên tế bào.

Khi được hỏi liệu sau một thời gian, virus có khả năng nhân lên tiếp và lây cho người khác không, PGS Mai khẳng định rất khó xảy ra.

“Tế bào của vật chủ là ‘món ăn’ virus thích nhất rồi. Chúng ta có thể tưởng tượng, virus trong cơ thể bệnh nhân tái dương tính như người già yếu, mình mời thịt gà họ cũng không ăn được, không sống được nên không có khả năng lây cho người khác”, PGS Mai nói.

PGS giải thích thêm, virus SARS-CoV-2 muốn lây được sang cho người khác cần có 3 yếu tố: Thứ nhất, virus phải khoẻ; thứ hai, phải nhân lên và có nồng độ nhất định; thứ ba, lây cho người yếu, vì nếu người khoẻ, khi virus vào cơ thể sẽ bị đánh bật và bị tiêu diệt luôn.

Khả năng thứ hai, cũng có thể là xác virus, dù rất khó nhưng không thể loại trừ.

Theo PGS Mai, đây chỉ là kết quả nuôi cấy lần đầu, Viện sẽ tiếp tục nuôi cấy thêm 2 lần nữa để có khẳng định chính xác.

Tại Việt Nam, trường hợp đầu tiên dương tính sau khi được công bố khỏi bệnh là bệnh nhân 22, quốc tịch Anh, 60 tuổi, điều trị tại BV đa khoa Đà Nẵng.

Kế đó là các bệnh nhân 188, 137, 36, 52, 149, 74, 207 và 224. Trong đó duy nhất trường hợp 188 có triệu chứng ho khan từng cơn, còn lại được phát hiện dương tính trở lại trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm để theo dõi.

Đến sáng 28/4, 3 bệnh nhân 36, 52 và 149 đã có kết quả xét nghiệm âm tính trở lại. Số còn lại đang tiếp tục được cách ly, theo dõi.

Việt Nam công bố kết quả nuôi cấy virus các ca tái dương tính COVID-19 ảnh 1

Các nhân viên y tế đang xem kết quả xét nghiệm tại bệnh viện chuyên điều trị COVID-19 ở huyện Cần Giờ, TP.HCM - Ảnh: Người Lao Động

Bộ Y tế cho biết, việc các bệnh nhân COVID-19 sau khỏi bệnh dương tính trở lại không phải là cá biệt tại Việt Nam. Trước đó, tại Hàn Quốc cũng ghi nhận 268 ca dương tính trở lại sau khi được chữa khỏi COVID-19. Kết quả nuôi cấy trong phòng thí nghiệm 100% mẫu virus của những người này đều không thấy có sự phát triển của virus SARS-CoV-2. Quốc gia này cũng chưa ghi nhận tình trạng lây nhiễm từ những ca dương tính trở lại này.

Phân tích các nguyên nhân xảy ra khi bệnh nhân COVID-19 dương tính trở lại sau khi được chữa khỏi bệnh, trao đổi với PV báo Người Lao Động, Thứ trưởng Bộ Y tế, GS-TS Nguyễn Thanh Long cho rằng có thể xảy ra 3 trường hợp:

Thứ nhất, có thể người đó chưa khỏi bệnh hoàn toàn, tức là trong quá trình điều trị chưa đào thải hết mầm bệnh nên chưa khỏi bệnh, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể, đặc biệt trong tế bào niêm mạc phổi.

Thứ hai, khả năng người này đã khỏi bệnh nhưng đang trong quá trình đào thải virus nhưng ở dạng bất hoạt (xác virus). Điều này có nghĩa là có sự đào thải ra mầm bệnh nhưng là mầm bệnh không hoạt động được.

Thứ ba, là người lành mang trùng, xảy ra khi cơ thể người mang virus chưa sản xuất đủ kháng thể để khống chế, kiểm soát, tiêu diệt virus…

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đang yêu cầu nghiên cứu sâu các trường hợp dương tính trở lại này, trong đó Bộ Y tế giao cho 2 labo có mức độ an toàn sinh học cấp 3 (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP HCM) thực hiện nuôi cấy virus SARS-CoV-2 ở nhóm bệnh nhân tái dương tính. Nếu virus đó sống, phát triển chứng tỏ cơ thể người đó chưa khỏi bệnh.

Đáng lưu ý, đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào lây nhiễm COVID-19 từ những bệnh nhân tái dương tính. Tổ chức Y tế Thế giới đang điều tra về các trường hợp này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.