Việt Nam đẩy mạnh sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 trong nước và đăng ký mua vắc xin của Nga và Anh

(Ngày Nay) - Theo thông tin từ Bộ Y tế, về sản xuất vắc xin trong nước, hiện Công ty Vắc xi và Sinh phẩm số 1 của Bộ Y tế (Vabiotech) đang phối hợp với Trường Đại học Briston của Anh nghiên cứu sản xuất vắc xin theo công nghệ vector virus. Đây là công nghệ tiên tiến được nhiều hãng sản xuất vắc xin lớn trên thế giới sử dụng trong phát triển vắc xin ngừa Covid-19.
Các nhà nghiên cứu của Vabiotech đang tiến hành lấy mẫu máu chuột để đánh giá kháng thể đáp ứng miễn dịch sau tiêm.
Các nhà nghiên cứu của Vabiotech đang tiến hành lấy mẫu máu chuột để đánh giá kháng thể đáp ứng miễn dịch sau tiêm.

Thông tin đăng tải trên Báo SK&ĐS cho thấy, trong thời gian qua, bên cạnh những nỗ lực hoạt động phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện các nghiên cứu để sản xuất vắc xin trong nước, đồng thời đẩy mạnh việc phối hợp với các công ty, các đối tác sản xuất và cung cấp vắc xin có uy tín trên thế giới nhằm có vắc xin ngừa Covid-19 cung cấp cho Việt Nam trong thời gian sớm nhất. 

Viện Vắc xin và sinh phẩm Y tế Nha Trang của Bộ Y tế (IVAC) đang phối hợp với tổ chức PATH của Mỹ để sản xuất vắc xin trên cơ sở quy trình sản xuất vắc xin cúm mùa và cúm đại dịch theo chương trình hợp tác quốc tế với các đối tác của Thái Lan, Ấn Độ, Brazil và Serbia. IVAC là một trong 14 nhà sản xuất vắc xin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn để hợp tác sản xuất vắc xin cúm đại dịch.

Các đơn vị khác như Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế POLYVAC và Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược NANOGEN cũng đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển vắc xin Covid-19, bước đầu cho thấy kết quả khả quan, cố gắng cuối năm 2020 thử nghiệm lâm sàng.

Mặt khác, Bộ Y tế đang rất nỗ lực và tích cực phối hợp với các nhà cung cấp vắc xin trên thế giới để thực hiện mua và phối hợp sản xuất vắc xin, trong đó có Nga, Anh, Mỹ và các nước khác. Mới đây Bộ Y tế đã đăng ký mua vắc xin của Nga và Anh.

Tuy nhiên, việc cung cấp vắc xin phụ thuộc vào tiến độ thực hiện các thử nghiệm lâm sàng của nhà sản xuất.

Bên cạnh đó, quy trình thử nghiệm vắc xin ở Việt Nam trước khi đưa vào sử dụng phải tuân thủ những quy định chặt chẽ và đòi hỏi thời gian, nên đây là một trong những thách thức lớn trong việc sớm đưa vắc xin tiếp cận với người dân.

Bộ Y tế Việt Nam sẽ quyết tâm, nỗ lực hết mình để có thể có được vắc xin phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian sớm nhất.

Liên quan đến vấn đề vắc xin phòng chống dịch Covid-19, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 sáng ngày 14/8, các thành viên Ban Chỉ đạo một lần nữa nhấn mạnh quan điểm dịch bệnh còn kéo dài. Chúng ta chỉ có thể chiến thắng được dịch bệnh Covid-19 khi nào có thuốc đặc trị, hoặc có vắc xin đặc hiệu.

Vừa qua, các phương tiện truyền thông đưa tin một số nước đã sản xuất được vắc xin. Tuy vậy, để có thể nhập về và tiến hành tiêm chủng còn phụ thuộc vào khả năng cung ứng của nhà sản xuất và quy định của pháp luật Việt Nam về thử nghiệm vắc xin trước khi tiêm chủng đại trà… Thời gian này có thể kéo dài nhiều tháng.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.