Việt Nam nhấn mạnh chuẩn mực đạo đức trong ứng xử với tài nguyên nước

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã nêu bật tầm quan trọng của việc thiết lập chuẩn mực đạo đức trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước tại phiên khai mạc Hội nghị Nước Liên hợp quốc năm 2023.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà

Ngày 22/3, phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Nước Liên hợp quốc năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã nêu bật tầm quan trọng của việc thiết lập chuẩn mực đạo đức trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước.

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo cấp cao, trưởng đoàn các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã dự lễ khai mạc hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về nước được tổ chức lần đầu tiên sau 46 năm.

Tại phiên toàn thể, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chia sẻ mối quan tâm, lo ngại trước thực tế gần 1/3 dân số thế giới đang sống ở các quốc gia bị căng thẳng hoặc khan hiếm nước. Tổ chức Khí tượng thế giới dự báo đến năm 2050, sẽ có trên 5 tỷ người gặp khó khăn với việc tiếp cận nước. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo 40% dân số thế giới bị ảnh hưởng do thiếu và khan hiếm nước. Dịch bệnh liên quan đến ô nhiễm nước mất đi 7-10% GDP toàn cầu.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh bảo vệ tài nguyên nước chính là bảo vệ hành tinh, bảo vệ sự sống của con người cùng với những thành tựu kinh tế-xã hội, giá trị văn hóa, lịch sử đã được các thế hệ phát triển, vun đắp qua hàng nghìn năm qua.

Theo Phó Thủ tướng, tài nguyên nước đang phải chịu những áp lực to lớn chưa từng có do tính chất ngày càng cực đoan của biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm, nguy cơ cạn kiệt do việc khai thác và sử dụng thiếu bền vững. Do đó, nhân loại cần hành động ngay trước khi quá muộn.

Chương trình nghị sự về nước phải được đặt ở vị trí quan trọng trong phát triển bền vững, như đối với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường.

Hoạt động phục hồi tài nguyên nước phải được thực hiện trong mối quan hệ toàn diện, tổng thể cùng với nỗ lực toàn cầu về phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng cho rằng cần có khuôn khổ pháp lý toàn cầu dựa trên khoa học để định hướng, điều phối các hoạt động khai thác, sử dụng bền vững, phục hồi nguồn nước, đồng thời khẩn trương hình thành các trung tâm khoa học và công nghệ toàn cầu, khu vực về nước; xây dựng mạng lưới quan trắc, phát triển cơ sở dữ liệu về nước; quy hoạch khai thác sử dụng, cải thiện chất lượng nguồn nước cho các sông xuyên biên giới.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị hình thành các tổ chức, cơ quan thuộc Liên hợp quốc như ủy ban khoa học về nước xuyên biên giới, hội đồng sông quốc tế; thành lập quỹ tài chính lưu vực sông xuyên biên giới hoặc mở rộng chức năng tài chính lưu vực sông cho Quỹ môi trường toàn cầu.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: “Chúng ta phải thiết lập một chuẩn mực đạo đức xã hội trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước, đặc biệt là nước xuyên biên giới theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng, hợp lý, tôn trọng quyền và lợi ích của các nước trong lưu vực.”

Trao đổi với các đại biểu, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chủ trương, giải pháp tăng cường quản lý, bảo vệ hiệu quả, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước, đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030.

Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện, củng cố khung thể chế, chính sách, đảm bảo người dân được tiếp cận với nước sạch, hợp vệ sinh; cam kết đảm bảo phát huy tối đa lợi ích mà nước mang lại, đồng thời giảm thiểu các tác hại liên quan đến nước góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

Cụ thể, 100% các lưu vực sông lớn ở Việt Nam được điều hòa phân bổ nguồn nước nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước thông qua các quy hoạch tài nguyên nước.

Đến năm 2030, 100% hộ gia đình ở thành thị được tiếp cận nước sạch theo quy chuẩn.

Phó Thủ tướng khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc tiếp tục hợp tác với các nước về trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước; tham gia các chương trình hành động, sáng kiến hợp tác về nước, ninh nguồn nước; tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin dữ liệu xuyên biên giới, nhất là với các quốc gia có chung nguồn nước, góp phần cho nỗ lực toàn cầu vì một thế giới phát triển bền vững.

Hội nghị Nước Liên hợp quốc năm 2023 là cơ hội để các quốc gia cùng thảo luận, đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm, kết quả triển khai Thập kỷ Hành động “Nước vì phát triển bền vững”; tìm kiếm các sáng kiến mới, đưa ra những cam kết và các chương trình hành động toàn cầu.

Đây cũng là sự kiện đánh dấu sự thay đổi lớn, căn bản trong nhận thức của nhân loại về vai trò, tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với các thế hệ hôm nay và mai sau.

Có một Hà Nội bình dị qua ống kính NSƯT Chiều Xuân
Có một Hà Nội bình dị qua ống kính NSƯT Chiều Xuân
(Ngày Nay) - Chụp ảnh không chỉ là sở thích cá nhân của NSƯT Chiều Xuân mà còn là cách để chị lưu giữ ký ức về một Hà Nội đang biến đổi nhanh chóng. Đối với nữ nghệ sĩ, nhiếp ảnh trở thành phương tiện để bảo tồn các không gian tinh thần của Hà Nội, nơi chị sinh ra, gắn bó và dành trọn tình yêu.
Ảnh: Kellie French/The Guardian
Mối nguy hại từ giường tắm nắng
(Ngày Nay) - Giường tắm nắng không giúp sản xuất vitamin D và không thay thế được điều trị y tế cho các vấn đề về da như nhiều người lầm tưởng. 
Hãng thời trang Uniqlo dự kiến lợi nhuận tăng vọt
Hãng thời trang Uniqlo dự kiến lợi nhuận tăng vọt
(Ngày Nay) - Tập đoàn Fast Retailing (Nhật Bản) sở hữu “ông lớn” thời trang bình dân Uniqlo được dự báo sẽ đạt lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp lợi nhuận đạt kỷ lục. Thành công này đến từ việc thương hiệu Uniqlo ngày càng được ưa chuộng tại các thị trường phương Tây và sự hồi phục hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.
Khám phá "Cây Quân Tử", triển lãm cá nhân đầy cảm hứng của Hoàng Thiện Phúc tại Mơ Art Space
Khám phá "Cây Quân Tử", triển lãm cá nhân đầy cảm hứng của Hoàng Thiện Phúc tại Mơ Art Space
(Ngày Nay) - Tháng 10 này, công chúng Thủ đô có thể bước vào thế giới nghệ thuật đầy mê hoặc của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc qua triển lãm cá nhân "Cây Quân Tử" dưới sự giám tuyển của Nguyễn Hải Nam. Triển lãm mang đến 15 bức tranh khổ lớn và hai tác phẩm điêu khắc gốm độc đáo, là thành quả của hơn ba năm sáng tạo miệt mài kể từ triển lãm đầu tiên của Phúc tại Mơ Art Space.
Mặt trăng nhìn từ Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Khai thác Mặt Trăng: Từ ý tưởng đến thực tế
(Ngày Nay) - Mặc dù tiềm năng kinh tế là rõ ràng, khai thác Mặt Trăng cũng đối mặt với thách thức công nghệ, chi phí khổng lồ, và các vấn đề pháp lý phức tạp. Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của các công nghệ và tinh thần hợp tác quốc tế có thể biến ý tưởng này thành hiện thực.
Ảnh minh họa: dw.com
EU cho phép nhập khẩu ngô và bông biến đổi gene
(Ngày Nay) - Ủy ban châu Âu (EC) vừa thông qua quyết định cho phép nhập khẩu hai loại cây trồng biến đổi gene mới, bao gồm ngô và bông, đồng thời gia hạn giấy phép cho hai loại ngô biến đổi gene khác dùng làm thức ăn cho người và động vật.
Đại biểu cắt băng khai mạc Trưng bày. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Tái hiện Hà Nội xưa qua trưng bày tài liệu lưu trữ về những cửa ô
(Ngày Nay) - Gần 200 tài liệu, hình ảnh lưu trữ về những cửa ô Hà Nội đã được giới thiệu trong trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô", khai mạc sáng 7/10, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).