Việt Nam thực hiện tốt hơn các mục tiêu phát triển bền vững

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều 25/9, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững phát biểu.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững phát biểu.

Nỗ lực trong việc ban hành cơ chế chính sách để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Mở đầu phiên họp, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ công bố quyết định của Thủ tướng thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững do Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch với 30 ủy viên. Hội đồng cũng nghe công bố Quyết định về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan thường trực của Hội đồng - cho biết, Việt Nam được Liên hợp quốc và các quốc gia, tổ chức quốc tế đánh giá cao về nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Trên phương diện so sánh quốc tế, theo xếp hạng toàn cầu về chỉ số phát triển bền vững công bố năm 2024, Việt Nam đạt điểm số 73,32 và xếp thứ 54/166 quốc gia được xếp hạng. Điểm số và vị trí của Việt Nam có sự cải thiện so với xếp hạng được công bố năm 2023. Trong khu vực Đông và Nam Á, Việt Nam chỉ xếp sau Thái Lan, cho thấy quốc tế đánh giá rất tích cực về thành tựu của Việt Nam trong thực hiện phát triển bền vững.

Tại cuộc họp, các ủy viên Hội đồng đã đánh giá khái quát bối cảnh hiện nay đối với việc hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững trên toàn cầu, như Tổng thư ký Liên hợp quốc đã cảnh báo và kêu gọi Chính phủ các nước tăng cường hành động khi mà lộ trình hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững có khả năng khó thực hiện. Các ủy viên cũng thảo luận về những cơ hội và hành động của Việt Nam đồng hành với cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó trước những thách thức toàn cầu; hưởng ứng và chủ động triển khai các cam kết chung tại Hiệp ước tương lai vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua; tình hình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại các bộ, ngành và dự kiến chương trình hoạt động của Hội đồng năm 2025.

Các ý kiến bộ, ngành cũng cho thấy nỗ lực trong việc ban hành cơ chế chính sách để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Về cơ bản, các chính sách trên ngành, lĩnh vực đã tích hợp toàn diện phát triển bền vững, lồng ghép tốt hơn các nhóm yếu thế như người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em, phụ nữ để bảo đảm tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” và đồng thời hướng tới các mục tiêu, cam kết toàn cầu về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững còn gặp những khó khăn, thách thức như chính sách xã hội còn chưa bao phủ hết các nhóm đối tượng và triển khai chưa đồng bộ; xu hướng đô thị hóa và di cư của người dân tạo sức ép lớn về hạ tầng, môi trường và an sinh xã hội; già hóa dân số tốc độ nhanh tạo áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội. Thực trạng tăng trưởng kinh tế vẫn phải đối mặt với các thách thức như năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao. Biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh kế của người dân…

Tiếp tục thực hiện tốt hơn các kế hoạch, chương trình về phát triển bền vững

Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay.

Việt Nam cơ bản ban hành đầy đủ các văn bản để tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam có nhiều điểm sáng về thực hiện phát triển bền vững, đạt các tiến bộ đáng kể về chấm dứt nghèo; về nước sạch và vệ sinh; về công nghiệp, sáng tạo và hạ tầng; về giảm bất bình đẳng trong xã hội;... Xếp hạng toàn cầu về chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam công bố năm 2024 có cải thiện so với năm 2023.

Đánh giá bối cảnh toàn cầu và trong nước, Phó Thủ tướng cho rằng, còn nhiều thách thức đối với tiến độ, chất lượng thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, với nguy cơ nhiều mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là không đạt được; diễn biến tình hình thế giới và khu vực khó lường...

Việt Nam thực hiện tốt hơn các mục tiêu phát triển bền vững ảnh 1

Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững phát biểu.

Từ đó, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, tốt hơn nữa các chương trình, kế hoạch mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Từ khía cạnh ngành, lĩnh vực do mình quản lý, các bộ, ngành tham mưu cho Hội đồng trong tổ chức thực hiện chủ trương, chiến lược, cơ chế chính sách về phát triển bền vững.

Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các bộ, ngành trong tham mưu, đề xuất thì bao quát rộng hơn, toàn diện hơn các lĩnh vực thuộc các chức năng, nhiệm vụ mà Hội đồng được giao, bao gồm cả các vấn đề vĩ mô liên ngành.

Phó Thủ tướng nhất trí năm 2025, sẽ tổ chức đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Việt Nam vì sự phát triển bền vững, đồng thời tham mưu Thủ tướng về việc tổ chức Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững./.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.