Viết tương lai cho con nơi xứ tuyết

[Ngày Nay] - Tôi chập chờn giấc ngủ thấm mệt sau chuyến bay dài từ Hong Kong và chuyển tàu từ Praha sang Budapest. Cái lạnh giá xứ này bắt đầu thấm vào cơ thể, chiến thắng sự sung sức của tuổi trẻ trong tôi.
Viết tương lai cho con nơi xứ tuyết

1.Chiều cuối năm sẫm đông âm u Đông Âu, con tàu sắt độc hành lao vút trong tuyết lạnh qua những cánh rừng ngủ Đông mang cảm giác không biết phía trước. Người thiếu nữ sau một đêm buồn bã mang màu trắng bao trùm cả châu Âu. Trong cái lạnh mới, tôi thả lỏng suy nghĩ bình yên rạo rực của niềm vui sắp được gặp lại người thân, những đôi mắt nhiệt đới qua mười mấy mùa tuyết. 5 người chị em gái của mẹ tôi đã đi qua những mùa tuyết bạc mái tóc xuân.

Tôi mơ màng chiều Danube trên đồi Szabadsag, tuyết phủ trắng như bông kem đọng lại trên cây. Tôi đang đứng trên ngọn đồi từ nốt nhạc của dòng sông bình yên dịu hiền để nhìn ngắm Budapest ngợp mái nhà cổ kính pha chút nắng vàng như thành phố ngủ đông bỗng chợt tỉnh giấc phút chốc vì vệt sáng trên bầu trời.

Tôi chập chờn giấc ngủ thấm mệt sau chuyến bay dài từ Hong Kong và chuyển tàu từ Praha sang Budapest. Cái lạnh giá xứ này bắt đầu thấm vào cơ thể, chiến thắng sự sung sức của tuổi trẻ trong tôi.

Người đàn ông châu Á ngồi phía trước làm tôi cảm giác thân quen. Đánh bạo hỏi quốc tịch,hóa ra anh đúng là người Việt Nam, một mình lập nghiệp ở đây được 7 năm. Những câu chuyện của người đàn ông tên Sự, người Hà Tĩnh khỏa lên sự ấm áp trong chuyến tàu. Dù không biết thứ ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Hung (kiểu bồi) nhưng vì muốn khám phá châu Âu, anh Sự đã tự mình mò mẫm sang Đức. Anh vui thú nhìn ngắm những cảnh đẹp của Đức trong vài ngày nghỉ hiếm hoi cả năm để quên đi nỗi nhớ quê hương và vợ con. Nước Đức đẹp là vậy, các vùng đất hút người là vậy, anh cũng đi nhiều nhưng anh nói chẳng biết ngoại ngữ, chẳng đọc sách nhiều để có thể nhớ nổi tên thành phố mình đã đi qua, những cảnh đẹp mình đã nhìn thấy, để truyền tải cảm xúc và cảnh vật cho người khác. Người đàn ông ấy chỉ biết tự thưởng thức, tự nhủ mình đã đi qua những vùng đất như thế. Câu chuyện loay hoay ở nhà ga Berlin gần sáu tiếng để tìm được sân ga về Budapest của anh làm cho chúng tôi thông cảm với nhau hơn.

Hình như người Việt ở đâu trên trái đất này cũng có những cách riêng dễ nhận ra nhau, anh Sự nói với tôi là ánh mắt. Vừa nói thì có hai anh chàng đang đi đi lại lại các toa, đi qua hàng ghế của chúng tôi. Anh Sự hỏi “Hai cậu là người Việt Nam hả? đi đâu vậy?”.

- Bọn em bị lộn đi quá ga, giờ phải chờ ga tới để quay ngược lại, anh ở trên Buda à?.

- Ừ, chợ bốn con hổ.

 Nhà ga Keleti cổ kính bạc màu lịch sử chiều cuối năm có lẽ nhộn nhịp hơn ngày thường, ai cũng hối hả trở về nhà trong ánh đèn ấm áp chào đón năm mới. Đêm nay tôi cũng được về “nhà” và đón năm mới như người châu Âu. Nụ cười trên cái miệng thở ống khói lạnh, tôi tự nói với mình “nhà đây rồi” khi nhìn thấy các chú, những người anh em họ đang vừa nhìn điện thoại vừa đi tìm tôi. Vậy là đã gần 7 giờ tối - sắp qua đi một năm đối với người châu Âu và cũng như chính tôi vậy. Tuyết càng rơi nhiều hơn, tuyết năm nay rơi sớm hơn mọi khi. Chẳng lẽ câu nói đùa muốn nhìn thấy tuyết rơi thật nhiều với bác tài vui tính Thomas ở sân bay Paris lại linh  nghiệm đến vậy.

Viết tương lai cho con nơi xứ tuyết ảnh 1

Mùa Đông trên sông Danube đoạn chảy qua thành phố Budapest.   I.T

2.Trong căn nhà nằm bên phía Buda, cách nhà ga không xa sáng bừng, bốn dì và bác gái, các chú và các em đang chờ tôi. Tôi gặp lại tất cả những người họ hàng sau 6 năm. Vừa qua cửa, tôi đã cảm thấy sự gắn kết của gia đình. Sau những ngày vất vả là lúc quây quần cả gia đình để biết rằng cuộc sống có ý nghĩa hơn. Có lẽ, ở nơi xứ tuyết này, mọi người đều cảm thấy gần nhau hơn, sẻ chia hơn. Tôi tận hưởng cảm giác về nhà. Trong một gia đình với bác, với các dì chẳng khác nào được về với mẹ, được chăm sóc và nâng niu. Bữa cơm cuối năm đậm chất Việt. Mùi thơm của chả lá lốt, xôi gấc, rau thơm... kích thích dạ dày vốn quen với pho mát và bơ sữa của tôi. Cảm giác như đang ngồi trong mâm cơm nhà mình vậy.

Đêm nay tuyết càng rơi nhiều hơn, bữa cơm chia tay trên đất Budapest sao đầm ấm. Như chưa từng có tuyết rơi, nhưng chưa từng có bao nhiêu năm xa cách.

Lâu lắm, tôi cũng mới được mời cơm những thành viên trong gia đình. Ở nhà, có lúc tôi nghĩ tại sao người Việt lại phức tạp khi phải mời từng người khi ăn cơm. Nhưng tối nay tôi lại thấy nhớ đến bài học đạo đức đó và thấy vui vui như đang nói tôi nhớ họ hàng của tôi vậy.

Nhưng giữa bữa cơm thân mật ấy, tôi lại lẩn thẩn nghĩ rằng, nếu mẹ tôi ở đây là 6 chị em gái được đoàn tụ.Tôi chẳng nhớ rõ lần cuối cùng chuyện đó xảy ra, có lẽ trong ký ức khi còn rất nhỏ khi ngoại vẫn còn sống, chỉ vào những ngày Tết. Ngày đó, khi con cháu tụ tập đông đủ, bao lì xì ngày Tết của ngoại không bao giờ sót một ai. Những ngày Tết đông đủ đó, cũng vẫn những món ăn như bên trời Âu này. Ở đây, có lẽ chỉ thiếu bánh chưng và bàn thờ với mâm ngũ quả. Những ngày nằm bên mẹ khi nhỏ đọc tên 11 anh chị em của mẹ như một bài đồng dao và hãnh diện vì mình có một đại gia đình lại hiện về.

Những người chị em gái của mẹ tôi vất vả hơn anh em trai có lẽ vì họ là những người phụ nữ đa đoan và hy sinh cho gia đình.

Mấy bà dì của tôi phải để con ở nhà để đi tìm kiếm tương lai ở nước khác. Vậy nên, họ dành tình cảm cho các con của 2 người chị em khác để biết rằng mình vẫn là người mẹ. Con của các dì ở lại Việt Nam thì gửi gắm bố mẹ tôi. Tôi nhớ những đêm bố mẹ tôi qua sông trong cái lạnh gió mùa đông bắc làm thêm để anh em tôi có chiếc tivi đầu tiên xem và có bút sách mới đi học giống các bạn ở lớp. Có khi vài ngày mới được ngả vào vòng tay của mẹ, sáng tôi thức dậy thì mẹ đã đi lên bục giảng, còn đêm tôi đã ngon giấc thì mẹ tôi mới đi dạy thêm. Ngày đó tôi còn quá nhỏ để biết rằng những gì bố mẹ làm chỉ vì muốn tôi có cuộc sống ấm áp hơn.

3.Danube xanh của Strauss Johann xúc cảm là vậy, tôi mơ màng chiều Danube trên đồi Szabadsag, tuyết phủ trắng như bông kem đọng lại trên cây. Tôi đang đứng trên ngọn đồi từ nốt nhạc của dòng sông bình yên dịu hiền để nhìn ngắm Budapest ngợp mái nhà cổ kính pha chút nắng vàng như thành phố ngủ đông bỗng chợt tỉnh giấc phút chốc vì vệt sáng trên bầu trời. Tôi theo tiếng nhạc mê hoặc theo dòng chảy của sông, con sông vốn trong xanh và thanh bình chảy qua giữa dòng thành phố cho tôi cảm giác trở về nhà nơi có những gương mặt thân quen, những món ăn Việt Nam bao bọc tôi trong những ngày tuyết lạnh. 

Tuyết mang lại cảm xúc háo hức cho người đầu tiên bước chân lên Đông Âu như tôi nhưng lại là nỗi cô đơn buồn bã vất vả của bao người. Sáng mai, khi tuyết vẫn rơi rỉ rả, khi người bản địa vẫn chìm sâu trong giấc ngủ thì họ lại vội vã ra đi. Ba người phụ nữ vội vàng đi lại dưới tuyết để thêm chút ấm trong cơ thể, để rồi khi mặt trời đã tắt nắng lại vội vã về với nỗi nhớ con xuyên màn đêm. Những đứa con cách xa hàng ngàn km.

Những luồng khói thở ra làm từ những quầy hàng ngoài trời làm cho tôi cảm thấy chạnh lòng. Mai tôi đã dời khỏi căn nhà của những người thân để tới một vùng tuyết khác nhưng tôi cảm giác như mình đang dời quê hương. Ngoài trời tuyết vẫn rơi, chiếc xích đu lạnh lẽo ngoài vườn, cây lạnh lùng hóa trang.

Tôi sẽ kể gì cho những em họ tôi ở Việt Nam đây?. Chúng không thể cảm nhận được những gì mà tôi được cảm nhận từ cái lạnh tê người từ mười đầu ngón chân đến những bước chân vội vã của những bà mẹ khi trời chưa hửng...

Và khi các bà mẹ đang săm sắm công việc giữa trời tuyết thì ở Việt Nam, những đứa trẻ vẫn đang vùi mình trong ánh đèn học bài cho những tương lai mới. Nhưng dù ở đây hay ở Việt Nam, tôi và cả những đứa em tôi đang hưởng những thành quả mà thế hệ trước chúng hy sinh.

Đêm nay tuyết càng rơi nhiều hơn, bữa cơm chia tay trên đất Budapest sao đầm ấm. Như chưa từng có tuyết rơi, nhưng chưa từng có bao nhiêu năm xa cách. 

Viết tương lai cho con nơi xứ tuyết ảnh 2
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.