Nỗi lòng con gái lấy chồng xa muốn về nhà đẻ ăn Tết

Lấy chồng xa quê, xa mẹ, ngày thường buồn một thì ngày Tết buồn mười.
Nỗi lòng con gái lấy chồng xa muốn về nhà đẻ ăn Tết

Bố mẹ ly dị từ lúc mới 3 tháng tuổi nên từ nhỏ cho đến khi xuất giá theo chồng, chị Lan (25 tuổi, Phú Thọ) chưa từng một lần được gọi bố. Nhà chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau, biết mình không thể thiếu mẹ và ngược lại nên cô luôn tâm niệm phải lấy chồng gần nhà, sau này dễ bề chăm sóc mẹ lúc tuổi già sức yếu.

Nhưng cho đến khi học năm thứ 4 đại học, chị Lan gặp gỡ một chàng bộ đội 28 tuổi quê Ba Vì (Hà Nội) rồ quyết định lấy anh.

Nhà chồng cách nhà chị gần trăm cây số, nhưng mẹ chị sợ nếu không lấy đám này thì biết đâu mai sau con gái còn lấy chồng xa hơn nên nhắm mắt gật đầu. Ngày cưới, hai mẹ con ôm nhau khóc nức nở mặc cho mọi người hết lời an ủi: “Thời buổi này phương tiện hiện đại, muốn về với mẹ lúc nào mà chả được”.

Chồng Lan là con trai một, lại là bộ đội đóng quân xa nên mọi việc nhà đều do một tay cô lo liệu. Thuở mới về nhà chồng, cứ hai tháng cô lại được “khăn gói” về quê thăm mẹ một lần, mỗi lần 2, 3 ngày. Thế nhưng, từ khi có con, thời gian đó được tính bằng 6 tháng, một năm.

Lấy chồng xa quê, xa mẹ, ngày thường buồn một thì ngày Tết buồn mười. Kể từ khi lấy chồng đến nay đã được 3 cái Tết nhưng chưa cái Tết nào Lan được về đón giao thừa với mẹ. Cũng chỉ bởi quan niệm “thuyền theo lái, gái theo chồng” mà người đời và cả bản thân cô đặt ra cho mình.

Nỗi lòng con gái lấy chồng xa muốn về nhà đẻ ăn Tết ảnh 1

Lấy chồng xa quê, xa mẹ, ngày thường buồn một thì ngày Tết buồn mười. (Ảnh minh họa).

Nhà chồng không khó tính, nhưng chồng chị năm nào cũng trực Tết, bố mẹ chồng thì già yếu, phận làm dâu làm sao mà chị bỏ về quê ăn Tết cho được. Thế nên năm nào cũng vậy, cứ 29 Tết, chị hoặc chồng về nhà mẹ gửi lễ rồi lại ngược về nhà nội đón Tết. Đến mùng 3 hoặc mùng 4, gần như hết Tết rồi mới được thảnh thơi về ngoại chơi đôi ngày.

Lan luôn nghĩ, cô đã tròn bổn phận làm dâu nhưng chưa bao giờ tròn bổn phận làm con. Lúc sum vầy bên gia đình chồng, nghĩ về người mẹ đang lủi thủi ăn Tết một mình, chị đau thắt lòng. Ăn Tết xa quê, chị chỉ có thể hỏi thăm mẹ bằng vài cuộc điện thoại ngắn, phần vì bận rộn, phần vì sợ nghe mẹ nói thêm 2, 3 câu nữa chắc sẽ òa lên khóc.

Một mình nuôi con lớn mong có chỗ nương nhờ, giờ con lấy chồng xa vẫn lại chỉ có một mình đón Tết, cứ nghĩ đến đó là Lan không thể kìm lòng. 3 năm làm dâu là 3 cái Tết xa nhà, xa mẹ, Lan chưa từng hối hận khi năm xưa đã lấy chàng bộ đội quê Ba Vì nhưng nếu được chọn lại, cô quyết không lấy chồng xa để giờ phải kìm nén cảm xúc vừa hương vừa thèm miếng bánh chưng quê mẹ.

Chị Định (sinh năm 1990, Vĩnh Phúc) suốt 5 năm nay, kể từ khi lên xe hoa về nhà chồng, năm nào muốn về nhà mẹ ăn tết thì cũng phải mùng 2 mới được về. Nhà chồng cách nhà mẹ hàng trăm cây số nên chưa năm nào cô được về quê đón một cái Tết trọn vẹn với gia đình.

Cô lấy chồng tận Hải Dương. Được nghe bà, mẹ, cô, dì nói nhiều về nỗi khổ lấy chồng xa, đặc biệt là lúc sinh nở và thời điểm năm hết Tết đến nên cô giao hẹn trước với chồng, cách một năm phải về nhà mẹ vợ ăn Tết một lần. Được chồng gật đầu, cô vui vẻ mặc áo cưới, xách vali đi... làm dâu.

Cái Tết đầu tiên làm dâu, phải ở lại ăn Tết nhà chồng là hợp lý nhưng sang đến cái Tết thứ 2, cô vẫn không được bố mẹ chồng gật đầu cho về nhà bố mẹ đẻ chỉ vì bầu bí. Dẫu biết lý do nhà chồng đưa ra là hợp lý nhưng cô vẫn không khỏi buồn vì đã hai năm liền không được hưởng không khí Tết quen thuộc bên gia đình nhà đẻ.

Rồi đến cái Tết thứ 3, thứ 4, mỗi lần cô nhắc đến việc về ngoại ăn Tết đều bị chồng gạt đi. Chị ấm ức lắm nhưng đành phải chịu.

Suốt 5 năm nay, cứ mùng 3, mùng 4 Tết, chị Định và chồng con mới cùng nhau “khăn gói” về ngoại, ở được 2, 3 ngày lại phải đi. Vì đôi chút ấm ức với nhà chồng trong chuyện Tết nội, Tết ngoại nên hầu như, cứ đến khi đặt chân đến nhà mẹ đẻ, cô mới cảm nhận được không khí đầu xuân, năm mới.

Định chia sẻ: “Mọi năm, ở nhà mình thường cùng mẹ đi sắm Tết, gói bánh chưng, chuẩn bị mọi thứ cho gia đình, vui lắm. Về nhà chồng, mình rất nhớ cái cảm giác vui vẻ, đầm ấm đó.

Chẳng phải mình cố tình coi nhà chồng như người ngoài mà vì họ không thấu hiểu được nỗi lòng của người con gái lấy chồng xa quê, cứ một mực cho rằng, nhà chồng là trên hết nên mình không sao cảm thấy vui vầy và hòa hợp được. Ở lại nhà nội ăn Tết chủ yếu chỉ vì trách nhiệm".

P.V

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.