Đón Tết ở Mỹ, Thu Phương vẫn giữ nếp gói bánh chưng

(Ngày Nay) - Dù thiếu thốn nguyên liệu đặc trưng, gia đình giọng ca “Chưa bao giờ” vẫn cố gắng gói bánh chưng và đi chợ mua lá mùi tẩy trần vào ngày 30 Tết.
Thu Phương sang Mỹ từ năm 2003 và sinh sống ở Mỹ từ đó đến này. Những năm gần đây, nữ ca sĩ thường xuyên về nước để tham gia hoạt động âm nhạc. Tết Đinh Dậu 2017, Thu Phương ăn Tết cùng với gia đình bên xứ sở cờ hoa. Ảnh: NVCC.
Thu Phương sang Mỹ từ năm 2003 và sinh sống ở Mỹ từ đó đến này. Những năm gần đây, nữ ca sĩ thường xuyên về nước để tham gia hoạt động âm nhạc. Tết Đinh Dậu 2017, Thu Phương ăn Tết cùng với gia đình bên xứ sở cờ hoa. Ảnh: NVCC.

- Nhiều năm đón Tết Nguyên đán bên Mỹ, cảm xúc của chị có gì khác so với thời gian còn ở Việt Nam?

- Khác nhiều chứ. Những ngày Tết bên Mỹ rất tĩnh lặng không được đông vui như ở Việt Nam. Thật lòng rằng, đón Tết cổ truyền ở bên nước ngoài thương lắm.

Tôi không chỉ thương mình mà còn thương cả những người Việt xung quanh. Thời tiết, múi giờ, hoạt động bên đó đều không có không khí Tết, do vậy người Việt phải tự mình tạo ra.

- Ở nơi đất khách quê người, chị chuẩn bị cho những Tết truyền thống như thế nào?

- Gói bánh chưng là không thể thiếu. Từ khi bố mẹ chuyển sang sống bên Mỹ, năm nào gia đình tôi cũng quay quần gói bánh chưng. Tất nhiên, nguyên liệu cũng rất thiếu thốn.

Bên đó, không có lá dong cũng không có lạt như ở Việt Nam. Lá dong cũng rất khó để mang sang vì là đồ tươi sống nên không thể mang kèm hành lý được.

Phần lớn gia đình Việt bên Mỹ gói bằng lá chuối và buộc bằng dây dứa. Tất nhiên, gói bằng lá dong thì bánh sẽ xanh và có mùi thơm đặc trưng hơn. Gói bằng lá chuối cũng rất mềm và dai nhưng khi bánh chín lại có màu hơi vàng vàng.

Trước 30 Tết, tôi cũng thường mặc áo dài đi chợ hoa, chọn những loại hoa ưng ý để trang hoàng cho ngày Tết.

Và đặc biệt không quên kiếm lá mùi già để tắm rửa trong ngày cuối cùng của năm. Nhiều năm không kiếm được lá mùi già, tôi thay bằng lá mùi thường (cười).

- Chênh lệch múi giờ so với Việt Nam, đêm 30 Tết ở bên Mỹ của gia đình chị có gì khác biệt?

- Tối 30 Tết, khi Việt Nam bắt đầu cầu truyền hình trực tiếp thì bên Mỹ là 3h sáng. Tôi thức dạy từ lúc đó cho đến 9h sáng hôm sau, xem hết chương trình Táo quân đến thời điểm chúc Tết, tức chính thức bước sang năm mới.

Một điều không thể thiếu được là năm nào vợ chồng tôi cũng đốt vàng mã và làm một mâm cơm, đặt ở ngoài sân để cúng giao thừa. Sau khi tàn hương, gia đình quây quần bên mâm cơm, chúc Tết, mừng tuổi.

Những truyền thống đó, không khác gì nhiều so với khi ở Việt Nam. Thực sự là hạnh phúc, rất hạnh phúc.

- Đối với gia đình chị, những cái Tết xa quê có bao giờ trở nên qua loa, đại khái với suy nghĩ “những người dân bản địa xung quanh tất bật làm việc, mình cũng không cần dành quá nhiều thời gian cho giá trị truyền thống”?

- Mọi người thì tôi không biết như thế nào, nhưng với tôi, cảm xúc ngày Tết thiêng liêng lắm. Tết là truyền thống, là sum vầy, là những giá trị cố hữu không thể vứt bỏ hay thay thế. Càng ngày, tôi lại càng trân trọng những ngày Tết. Nếu không có Tết thì tiếc lắm.

Hàng xóm cạnh nhà tôi đều là người Mỹ. Từ nhà tôi đến khu có đông dân Việt phải lái xe mấy 20 phút. Gia đình tôi cũng rất muốn xuống đó để không khí Tết được ấm áp hơn nhưng các con phải đi học, chúng không được nghỉ học như ở Việt Nam mà việc học phải ưu tiên hàng đầu.

Nhưng không vì thế mà gia đình thiếu vắng không khí Tết. Vợ chồng tôi sẽ giữ mãi Tết truyền thống, sau này truyền lại cho con, hướng dẫn con cách trang hoàng nhà cửa và làm những món ăn ngày Tết. Tết là một cái gì đó rất thiêng liêng, do vậy, phải giữ cho bằng được, dù có ở đâu, phương trời nào.

Đón Tết ở Mỹ, Thu Phương vẫn giữ nếp gói bánh chưng ảnh 1Trong những ngày Tết Nguyên đán, Thu Phương thường dành thời gian để đi lễ chùa bên Mỹ.

- Những khoảnh khắc đón năm mới sum vầy bên gia đình, đủ đầy về vật chất của hiện tại có làm chị nhớ về cái Tết khó khăn và ắp đầy kỷ niệm thời thơ ấu?

- Nhớ lắm chứ, như vừa mới xảy ra, không thể nào quên được. Thời tôi còn nhỏ, Tết là mang quần áo ra giặt, mang chăn ra phơi khắp sân. Những ngày giáp Tết, dọn dẹp nhà cửa, lau lá bánh, cảm giác thậm chí còn vui và xốn xang hơn cả những ngày Tết chính.

Sau đêm giao thừa, tôi vẫn còn nhớ là mình thường đi nhặt những cành khế để mang về nhà làm những cành lộc cho ngày Tết.

Những tháng ngày như thế nghèo mà thật ý nghĩa. Ký ức Tết nghèo đeo đẳng tôi mấy chục năm, đi qua nửa vòng trái đất. Và bây giờ, mỗi khi nhắc đến vẫn đầy ắp kỷ niệm.

Chia sẻ với Zing.vn về những năm đón Tết bên Mỹ, danh ca Elvis Phương cho biết người Việt Nam ở đâu cũng vậy, Tết là sum họp, quây quần, gặp gỡ.

“Trước đây, khi còn sống bên Mỹ, vợ chồng tôi ăn Tết với mẹ. Nhưng khi chuyển về Việt Nam ở hẳn, cứ giao thừa là tôi gọi điện sang Mỹ, có lần tôi hỏi ‘Mẹ ăn Tết có vui không?’ thì mẹ bảo ‘Vui làm sao được vì không khí Tết bên Mỹ không thể bằng được Việt Nam’.

Lúc đó, tôi rất thương mẹ, năm nay mẹ đã 90 tuổi rồi nên rất khó đi lại. Và tôi đã cất giọng hát một sáng tác của nhạc sĩ Anh Phương dành tặng mẹ” – giọng ca gạo cội nói.

Danh ca Elvis Phương cũng cho biết thời gian còn sinh sống bên Mỹ, Tết đến anh thường đi tìm một loài cây cũng có hoa màu vàng để tượng trưng cho hoa mai ở miền Nam, mang về đặt trong nhà cho đúng không khí ngày Tết.

Bên cạnh đó, gia đình giọng ca sinh năm 1945 cũng làm những món ăn mà người Việt thường ăn trong ngày Tết để thời khắc giao mùa nơi “đất khách quê người” dù xa xôi, vẫn ấm áp, đủ đầy.

Theo Zing
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.