Được công bố trên tạp chí Marine and Petroleum Geology, phát hiện này không chỉ làm sáng tỏ sự tuyệt chủng hàng loạt sinh vật thời cổ đại mà còn có thể giúp các nhà khoa học xác định được tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật biển cũng như hỗ trợ việc tìm kiếm mỏ dầu và khí đốt.
“Mặc dù Vịnh Mexico ngày nay đã thay đổi nhiều nhưng những bài học quý giá có thể được rút ra khi chúng ta ở thời hiện đại biết được biến đổi khí hậu đã tác động thế nào đến vịnh này trong quá khứ” - nhà địa hóa học của UTIG Bob Cunningham, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho hay.
Cunningham và các cộng sự của ông đã điều tra hiện tượng ấm lên toàn cầu thời lỳ cổ đại và tác động của nó đối với sinh vật biển cũng như tác động hóa học bằng cách nghiên cứu một những trầm tích, bùn, cát và đá vôi được tìm thấy trên khắp vùng Vịnh.
Các nhà nghiên cứu sàng lọc những mảnh đá vụn được mang lên trong quá trình khoan dầu khí và tìm thấy vô số vi khuẩn từ các loài sinh vật phù du - đã phát triển mạnh ở vùng Vịnh trong thời kỳ Trái đất nóng lên thời cổ đại. Họ kết luận rằng nguồn cung cấp ổn định của trầm tích sông và nước đại dương tuần hoàn đã giúp sinh vật phóng xạ và các vi sinh vật khác tồn tại ngay cả khi khí hậu Trái đất nóng lên của Trái đất đe dọa tới sự sống.
“Các sinh vật biển không thể tồn tại được ở nhiều nơi khác nhưng khu vực Vịnh Mexico dường như không bị ảnh hưởng như những đại dương khác”, nhà sinh học Marcie Purkey Phillips của UTIG cho biết.
Khoảng 20 triệu năm trước khi Trái đất nóng lên, sự trỗi dậy của Dãy núi Rocky đã chuyển hướng các con sông vào phía Tây Bắc Vịnh Mexico - một sự thay đổi kiến tạo được gọi là sự nâng lên Laramide - đưa phần lớn các con sông của lục địa này qua Texas và Louisiana vào vùng nước sâu hơn của Vịnh.Khi tình trạng ấm lên toàn cầu xảy ra, khu vực Bắc Mỹ ngày càng nóng hơn, các con sông đầy nước mưa sẽ hút các chất dinh dưỡng và trầm tích vào lưu vực, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho thực vật phù du và các nguồn thức ăn khác cho các loài ăn thịt.
Các nghiên cứu cũng xác nhận rằng, Vịnh Mexico vẫn kết nối với Đại Tây Dương và độ mặn của nước biển ở nơi này không bị ở mức cực đoan. Theo Phillips, sự hiện diện của riêng cá thể phóng xạ đã khẳng định rằng nước của vùng Vịnh không trở nên quá mặn. Cunningham nói thêm rằng hàm lượng hữu cơ của trầm tích giảm dần ra xa bờ biển - một dấu hiệu cho thấy các dòng chảy sâu do Đại Tây Dương đẩy qua đang quét mạnh đáy lưu vực.
Những phát hiện này rất quan trọng đối với các nhà nghiên cứu đang điều tra tác động của sự nóng lên toàn cầu ngày nay vì chúng cho thấy nước và hệ sinh thái của vùng Vịnh đã thay đổi như thế nào trong thời kỳ biến đổi khí hậu.
Đối với John Snedden - đồng tác giả nghiên cứu, đây là một ví dụ hoàn hảo về việc dữ liệu ngành được sử dụng để giải quyết các câu hỏi khoa học quan trọng.
“Vịnh Mexico là một kho lưu trữ tự nhiên khổng lồ về lịch sử địa chất cũng được khảo sát rất chặt chẽ. Chúng tôi đã sử dụng những cơ sở dữ liệu này để kiểm tra một trong những sự kiện nhiệt cao nhất trong hồ sơ địa chất và tôi nghĩ rằng nó cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về một thời điểm rất quan trọng trong lịch sử Trái đất”, ông nói.