Vụ bắt giữ 6.000 sản phẩm của Công ty dược Việt Pháp: Cục ATTP cấp phép sai quy định?

(Ngày Nay) - Việc 6000 sản phẩm do Công ty Cổ phần dược phẩm liên doanh Việt Pháp sản xuất có dấu hiệu làm giả, làm “nhái” nhãn hiệu PediaSure của Công ty Abbott Việt Nam bị bắt giữ mới đây cho thấy Công ty này đang cố tình tái vi phạm các quy định của pháp luật.
Hình ảnh sản phẩm của Công ty Việt Pháp bị thu giữ do vi phạm
Hình ảnh sản phẩm của Công ty Việt Pháp bị thu giữ do vi phạm

Việc 6000 sản phẩm (tương đương 300 hộp) do Công ty Cổ phần dược phẩm liên doanh Việt Pháp sản xuất có dấu hiệu làm giả, làm “nhái” nhãn hiệu PediaSure của Công ty Abbott Việt Nam bị Đội quản lý thị trường số 6 (Hà Nội) bắt giữ tại chợ dược phẩm Hapulico mới đây cho thấy Công ty này đang cố tình tái vi phạm các quy định của pháp luật.

Ngày 5/7/2017, Đội quản lý thị trường số 6 sau khi nhận được nhiều thông tin về việc Công ty Cổ phần dược phẩm liên doanh Việt Pháp có địa chỉ tại phường Đại Kim, quận Hoàng mai, Hà Nội có nhiều sản phẩm được làm giả nhãn hiệu PediaSure  đã tiến hành kiểm tra, bắt giữ và xử lý.

Ngày 20/1/2018, sau khi nắm bắt được thông tin và nhận được công văn đề nghị của Công ty Abbott Việt Nam, Đội quản lý thị trường số 6 đã tiến hành kiểm tra và bắt giữ lô 6000 sản phẩm làm giả nhãn hiệu Pediasure của Công ty Việt Pháp tại 3 quầy bán buôn trong chợ dược phẩm Hapulico.

Vụ bắt giữ 6.000 sản phẩm của Công ty dược Việt Pháp: Cục ATTP cấp phép sai quy định? ảnh 1Số sản phẩm bị Đội quản lý thị trường số 6 thu giữ

Được biết, chợ dược phẩm Hapulico là trung tâm bán buôn dược phẩm đi khắp các quầy thuốc lớn nhỏ. Việc phát hiện và bắt giữ các loại thực phẩm chức năng (TPCN) dành cho trẻ em bị làm giả tại đây đã ngăn chặn được việc hàng nghìn sản phẩm có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng được mang đi phân phối, bán lẻ ở khắp nơi.

Thương hiệu Abbott – Hoa Kỳ từ lâu đã là thương hiệu mang tầm quốc tế, nổi tiếng với các sản phẩm về dinh dưỡng dành cho trẻ em và được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng. Việc Công ty CP dược phẩm liên doanh Việt Pháp có nhiều sản phẩm được làm giả, làm “nhái” theo nhãn hiệu PediaSure để lừa dối người tiêu dùng là một việc làm vô cùng nghiêm trọng.

Không chỉ một lần, mà chỉ trong vòng 6 tháng, Công ty Việt Pháp đã 2 lần bị Đội quản lý thị trường số 6 tiến hành kiểm tra và bắt giữ nhiều hàng hoá vi phạm. Việc tái phạm nhiều lần chỉ trong một thời gian ngắn phản ánh việc Công ty này có dấu hiệu coi thường các quy định của pháp luật, cố tình vi phạm nhằm trục lợi.

Đáng chú ý, đối tượng sử dụng sản phẩm mà Công ty Việt Pháp nhắm tới là trẻ em nhỏ. Lợi dụng uy tín của Abbott cùng tâm lý của nhiều bậc cha mẹ hiện nay luôn lo lắng về sức khoẻ và sự phát triển thể chất của con mình, Công ty Việt Pháp sử dụng tên PediaSure cũng như hình ảnh quảng cáo sản phẩm của Abbott in trên bao bì sản phẩm của mình, để làm giả hàng hoá của thương hiệu nổi tiếng này.

Vụ bắt giữ 6.000 sản phẩm của Công ty dược Việt Pháp: Cục ATTP cấp phép sai quy định? ảnh 2Kết luận giám định nêu rõ sai phạm của Công ty Việt Pháp 

Mặc dù đã bị lực lượng chức năng kiểm tra và xử lý, bắt giữ số lượng hàng hoá lớn nhưng hiện nay, tại nhiều kênh bán hàng trên các Website và mạng xã hội, các sản phẩm Pediasure “nhái” của Công ty Việt Pháp vẫn được rao bán “nhan nhản”, thậm chí là “muốn mua bao nhiêu cũng có”.

Viện khoa học sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây đã có Kết luận giám định sở hữu trí tuệ trong đó khẳng định “dấu hiệu PediaSure và hình” gắn trên vỏ hộp của các loại TPCN do Công ty Việt Pháp sản xuất đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ của Abbott.

Theo các Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 23112/2015/ATTP-XNCB, số 23518/2015/ATTP-XNCB, và số 23651/2015/ATTP-XNCB do Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y Tế cấp cho các sản phẩm được Công ty Việt Pháp làm giả thì cả 3 sản phẩm này đều có tên sản phẩm chứa cụm từ “Pediasure”.

Vụ bắt giữ 6.000 sản phẩm của Công ty dược Việt Pháp: Cục ATTP cấp phép sai quy định? ảnh 3Sản phảm có bao bì được sản xuất rất giống các mẫu mã của Abbott

Cụ thể, 3 sản phẩm có tên lần lượt là “Pediasuremát gan giải độc”, “Pediasureăn ngon ngủ tốt” và “Pediasurecalcium nano”. Cả 3 sản phẩm đều được Công ty Việt Pháp đăng ký với Cục An toàn thực phẩm là thuộc nhóm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Tuy nhiên, việc Cục An toàn thực phẩm  - Bộ Y Tế tiến hành cấp phép cho các sản phẩm vi phạm, khi mà trước đó Abbott đã đăng ký độc quyền sở hữu nhãn hiệu Pediasure tại Việt Nam là không đúng các quy định. Điều này cho thấy sự không chặt chẽ trong quy trình tìm hiểu về sản phẩm và cấp phép của Cục An toàn thực phẩm.

Sự việc này đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ đông đảo người dân. Và dư luận xã hội hiện cũng đặt ra câu hỏi: Tại sao Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế lại cấp phép cho những sản phẩm vi phạm của Công ty CP dược phẩm liên doanh Việt Pháp dù trước đó Abbott đã đăng ký độc quyền và được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ thương hiệu?

Ngày Nay sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này!

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?