Vụ phá rừng, xây dựng trái phép tại Bình Thuận: Đùn đẩy trách nhiệm rồi đổ lỗi cho người dân?!

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Trong buổi làm việc với Ngày Nay, trước những nội dung phóng viên phản ánh, UBND xã Đa Mi thừa nhận việc người dân xây nhà trên đất chưa được cấp sổ, xây dựng các công trình du lịch và khai thác du lịch trái phép là sai nhưng “du di cho người dân”?
Một căn nhà khang trang xây dựng bằng cách khoét núi để lấy mặt bằng tại xã Đa Mi.
Một căn nhà khang trang xây dựng bằng cách khoét núi để lấy mặt bằng tại xã Đa Mi.

Bất cập trong quản lý

Theo tìm hiểu của Ngày Nay, khu vực rừng phòng hộ Hàm Thuận – Đa Mi hiện nay được phân chia cho 3 đơn vị quản lý các khu vực khác nhau gồm Ban quản lý rừng phòng hộ Hàm Thuận – Đa Mi, Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi và UBND xã Đa Mi (huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận)

Liên hệ với Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Mi (là đơn vị quản lý lòng hồ Đa Mi và hồ Hàm Thuận), đơn vị này cho biết do nhân sự có hạn nên chỉ tổ chức kiểm tra định kỳ mỗi quý một lần. “Đơn vị thường xuyên phát hiện nhiều công trình xây dựng trái phép trong lòng hồ, nhưng không có thẩm quyền xử lý mà lập biên bản rồi báo cáo lên chính quyền địa phương tiến hành xử phạt. Quan điểm của công ty là xử lý nghiêm, nhưng xử lý thế nào là do chính quyền quyết định”, đại diện công ty cho biết.

Ông Nguyễn Văn Châu – Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Hàm Thuận – Đa Mi cho biết, đơn vị quản lý rừng rất chặt nên hầu như không có tình trạng phá rừng trong phần rừng đơn vị được giao. Theo ông Châu, diện tích rừng của đơn vị hiện nay là 19.665 ha, là rừng phòng hộ tự nhiên, không được phép khai thác kinh tế.

“Trước đây Ban quản lý rừng phòng hộ có gần 40 cán bộ, nhưng do lương thấp nên nhiều người đã xin nghỉ ra làm việc khác, hiện nay chỉ còn 28 người còn làm việc. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tổ chức tuần tra hàng ngày, cùng với việc thành lập các tổ bảo vệ rừng của người dân và kiên quyết ngăn chặn các hành vi phá rừng, nếu phá rừng để trồng cây thì sẽ tổ chức nhổ bỏ cây trồng và trồng rừng thay thế” ông Châu cho biết.

Vụ phá rừng, xây dựng trái phép tại Bình Thuận: Đùn đẩy trách nhiệm rồi đổ lỗi cho người dân?! ảnh 1

Nhiều vị trí rừng quanh quốc lộ 55 mới bị chặt hạ thời gian gần đây.

Ông Châu thừa nhận vẫn còn tình trạng người dân vào lúc cơ quan chức năng không để ý, họ lén lút phá rừng, thường là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Cùng với việc rừng phòng hộ Hàm Thuận – Đa Mi có nhiều diện tích rừng xen cài, da báo với diện tích rừng và đất đai của các xã Đa Mi quản lý. Người dân sống gần những khu này thường phát rẫy rồi chặt lấn sang rừng phòng hộ. Có nhiều hộ dân biết rõ là họ phá rừng, nhưng không bắt được tận tay nên khi cơ quan chức năng đến làm việc họ chối, thậm chí nhiều trường hợp đã bị xử phạt hành chính nhưng họ không chấp hành.

Ông Châu cũng cho biết thêm, Ban quản lý rừng phòng hộ chỉ có chức năng tuần tra, bảo vệ rừng chứ không có chức năng xử lý vi phạm, khi phát hiện có phá rừng sẽ báo cáo lên UBND xã và kiểm lâm để họ có phương án xử lý, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà phạt hành chính hoặc lập hồ sơ chuyển công an khởi tố hình sự. Từ đầu năm đến nay, đơn vị này đã phát hiện hành vi phá rừng của nhiều cá nhân với tổng diện tích hơn 2 ha rừng và đã lập biên bản chuyển cơ quan chức năng xử lý, chủ yếu người dân phá rừng lấy đất canh tác, chỉ có một số vụ san ủi đất rừng trái phép và khai thác gỗ lậu nhỏ lẻ.

Về việc chặt phá rừng quanh quốc lộ 55 gây sạt lở đất, đào xúc đồi núi để xây nhà quanh quốc lộ 55, ông Châu cho biết đất rừng quanh quốc lộ 55 do xã quản lý, việc xây dựng cũng thuộc thẩm quyền của xã nên hướng dẫn phóng viên qua UBND xã làm việc. Nhưng khi đối chiếu với Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của UBND tỉnh Bình Thuận ban hành, có nhiều vị trí rừng thuộc rừng phòng hộ Hàm Thuận – Đa Mi dọc quốc lộ 55 đã bị chặt hạ.

Xã biết sai nhưng du di cho người dân?

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Anh Toàn - Chủ tịch UBND xã Đa Mi thừa nhận, trên địa bàn xã vẫn xảy ra tình trạng phá rừng. Tuy nhiên, xã Đa Mi được thành lập năm 2001, cùng thời điểm hoàn thành xây dựng hồ thủy điện Hàm Thuận và hồ thủy điện Đa Mi. Trong quá trình thi công 2 hồ này, nhiều phần rừng bị phá, sau khi hoàn thành dự án Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận – Đa Mi bàn giao lại cho chính quyền địa phương để làm thủ tục cấp đất cho người dân. Diện tích xã Đa Mi hiện nay khoãng 13.000 ha, trong đó mới chỉ có 11% được cấp sổ, còn lại là đất đang làm hồ sơ, thủ tục để ra sổ, trong đó có nhiều diện tích đất rừng.

Vụ phá rừng, xây dựng trái phép tại Bình Thuận: Đùn đẩy trách nhiệm rồi đổ lỗi cho người dân?! ảnh 2

Tại xã Đa Mi xuất hiện rất nhiều điểm sạt lở, trong đó có nguyên nhân từ việc phá rừng.

“Địa phận xã Đa Mi trước đây vốn là rừng nguyên sinh, người dân đã di cư vào sống ở đây từ trước khi thành lập xã nên có nhiều phần rừng bị phá từ trước. Thời gian gần đây nhiều hộ dân phát rẫy hoặc chặt lại những cánh rừng trong diện tích đất họ khai phá nên dễ bị hiểu nhầm là phá rừng. Thực tế việc phá rừng là có và xã cũng kiên quyết xử lý nghiêm, trong quá trình lập hồ sơ để ra sổ cho người dân, xã cũng tìm hiểu đất còn rừng hay không, nếu rừng đáp ứng đủ điều kiện là rừng nguyên sinh sẽ bàn giao lại cho Ban quản lý rừng phòng hộ Hàm Thuận – Đa Mi quản lý”, ông Toàn cho biết.

UBND xã Đa Mi cũng cho biết thêm, có tình trạng người dân địa phương khác thời gian gần đây đến mua đất, xây nhà, làm kinh tế, nhưng họ chấp hành tốt quy định pháp luật và có nhiều đóng góp cho nhiều phong trào tại địa phương. Nhóm người này gần như không phá rừng, chủ yếu do người dân địa phương phá rừng để trồng cây kinh tế.

Khi được hỏi về hàng loạt công trình du lịch, nhà ở được người dân xây dựng thời gian gần đây, UBND xã Đa Mi cho biết rằng là xã miền núi, hiện nay không nằm trong khu vực có quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn nên các công trình nhà ở riêng lẻ nông thôn dưới 7 tầng không phải xin cấp phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng.

Vụ phá rừng, xây dựng trái phép tại Bình Thuận: Đùn đẩy trách nhiệm rồi đổ lỗi cho người dân?! ảnh 3

Một quả đồi bị phá để làm công trình du lịch của Công ty CP Phát triển Du lịch Đa Mi, nhưng UBND xã cho rằng họ chỉ khoét núi để làm lối đi vào nhà?!

Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi lại đất trên địa bàn xã hiện nay chưa được cấp sổ đỏ vậy việc xây dựng công trình kiên cố trên đất chưa được cấp sổ, trong đó có cả đất rừng có đúng quy định hay không? Ông Toàn cho biết việc này là không đúng, nhưng xã thông cảm cho người dân vì nhiều nhà dân ở đã lâu xuống cấp hoặc họ kiếm được tiền có nhu cầu xây nhà khang trang hơn để ở.

Về hiện trạng nhiều khu vực trên địa bàn xã, đặc biệt là quanh quốc lộ 55 xảy ra tình trạng người dân đào, khoét đồi núi để xây nhà, các công trình kiên cố, ban đầu ông Toàn khẳng định là không có tình trạng này, các phương tiện cơ giới đang đào núi là đang khắc phục một số chỗ sạt lở xuống quốc lộ 55. Nhưng khi phóng viên đưa ảnh chụp bằng chứng, vị Chủ tịch UBND xã Đa Mi cho biết người dân đào, xúc làm lối đi vào nhà, xã có biết nhưng thông cảm?!

Tuy nhiên, thực tế thì nhiều vị trí quanh quốc lộ 55 người dân đã đào, khoét đồi núi để xây nhà. Đồng thời nhiều vị trí san ủi đồi núi làm lối đi thực tế lại không dẫn vào nhà mà dẫn vào các công trình phục vụ du lịch.

Còn việc xây dựng các công trình du lịch trái phép khu vực hồ Hàm Thuận và hồ Đa Mi, ông Toàn thừa nhận những công trình này về lý phải xin phép xây dựng. Xã cũng lập danh sách các công trình này và báo cáo lên huyện để có phương án xử lý, nhưng quan điểm của xã là “du di” cho tồn tại để phục vụ du lịch để phát triển kinh tế địa phương?

Về các phương tiện phà, thuyền du lịch tự chế chở khách tham quan lòng hồ, ông Toàn cũng trả lời như trên và cho biết đến cả cán bộ xã thi thoảng cũng “mượn” các phương tiện này để di chuyển kiểm tra lòng hồ.

Vụ phá rừng, xây dựng trái phép tại Bình Thuận: Đùn đẩy trách nhiệm rồi đổ lỗi cho người dân?! ảnh 4

Nhiều công trình du lịch tự phát, bến du thuyền cùng các phương tiện đường thủy chở khách tự chế xuất hiện trên lòng hồ Hàm Thuận.

Câu trả lời của UBND xã Đa Mi khiến phóng viên rất bất ngờ và lo ngại về sự an toàn. Bởi lẽ, UBND tỉnh Bình Thuận hiện nay chưa có phương án khai thác du lịch tại hồ Hàm Thuận và Hồ Đa Mi. Các công trình du lịch đa phần tự phát, được xây dựng bằng vật liệu tạm, không được kè chắn cẩn thận như các công trình Đa Mi Cafe Homestay, Khu du lịch Tài Lộc, bến du thuyền cùng các công trình du lịch của Công ty CP Phát triển Du lịch Đa Mi cùng hàng loạt nhà nghỉ, điểm lưu trú tự phát khác,... Các phương tiện khai thác du lịch tự chế trên lòng hồ hiện nay cũng đa phần tự chế đơn giản, không được kiểm nghiệm, kiểm định và đến cả người lái phương tiện cũng không hề có bằng lái phương tiện giao thông đường thủy, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao.

Trong khi đó, người dân địa phương cho biết, họ vào đây đã lâu, đa phần đã có đất, thậm chí đã được cấp sổ, có làm nhà thì cũng làm nhà tạm bằng tôn, nhà gỗ để thuận tiện cho việc làm rẫy. Nhiều căn nhà kiên cố, nhà vườn nghỉ dưỡng chủ yếu do người nơi khác đến xây, có cả người trong giới showbiz mua cả hòn đảo trong lòng hồ để xây nhà nghỉ dưỡng.

“Từ lúc ở địa phương xảy ra sốt đất, gần như các khu đất đẹp quanh lòng hồ và quốc lộ 55 đã được bán cho họ, tình trạng phá rừng tại các vị trí này cũng ngày một nhiều lên, vậy rừng do ai phá”, người dân cho biết.

Để có thêm thông tin, phóng viên đã liên hệ tới UBND tỉnh Bình Thuận và UBND huyện Hàm Thuận Bắc và đang trong thời gian chờ phản hồi.

"Sư Thích Minh Tuệ" tên thật là Lê Anh Tú (43 tuổi, trú tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh).
Ban Tôn giáo Chính phủ thông tin về "sư Thích Minh Tuệ"
(Ngày Nay) - Ban Tôn giáo Chính phủ ngày 16/5 đã có gửi văn bản tới các Ban/Phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Dân tộc - Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu về công tác quản lý nhà nước liên quan đến Phật giáo trên địa bàn.
Quân đội Mỹ xây bến tàu ở Dải Gaza
Quân đội Mỹ xây bến tàu ở Dải Gaza
(Ngày Nay) - Vào thứ Năm, quân đội Mỹ đã hoàn thành việc xây dựng một bến tàu cho khu vực Gaza để chuẩn bị các chuyến hàng viện trợ nhân đạo tới khu vực bị cô lập trong cuộc xung đột giữa Israel và Hamas.
EU mở cuộc điều tra Meta vì lo ngại an toàn trẻ em
EU mở cuộc điều tra Meta vì lo ngại an toàn trẻ em
(Ngày Nay) - Hôm thứ Năm, các nhà quản lý EU thông báo rằng các trang mạng xã hội Facebook và Instagram của tập đoàn Meta Platforms sẽ phải đối mặt với một cuộc điều tra về việc vi phạm các quy tắc nội dung trực tuyến liên quan đến an toàn trẻ em. Động thái này có thể dẫn đến những khoản phạt nặng nề dành cho Meta.
Kim tự tháp Khufu ở Giza, Ai Cập. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Phát hiện lý thú liên quan việc xây dựng các kim tự tháp Ai Cập cổ đại
(Ngày Nay) - Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, các nhà khoa học đã phát hiện dấu vết một nhánh sông Nile cổ xưa, hiện đã khô, chảy dọc theo khoảng 30 kim tự tháp của Ai Cập cổ đại, bao gồm cả quần thể kim tự tháp Giza nổi tiếng. Nhánh sông này có thể đã được dùng để vận chuyển vật liệu cho những công trình hoành tráng này hơn 4.000 năm trước đây.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Durham, Bắc Carolina. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tổng thống Joe Biden nỗ lực ghi điểm với cử tri da màu
(Ngày Nay) - Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực củng cố sự ủng hộ của cử tri da màu thông qua một loạt hoạt động tương tác với cộng đồng quan trọng từng giúp ông đánh bại ông Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2020.
Những chiếc ấn bạc mạ vàng niên hiệu Khải Định trưng bày tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN
10 cổ vật triều Nguyễn được định danh và triển lãm trên không gian số
(Ngày Nay) - Ngày 17/5, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị đã phối hợp với các đối tác tiến hành định danh số với 10 cổ vật triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, đồng thời ra mắt không gian triển lãm văn hóa metaverse (vũ trụ ảo) đầu tiên tích hợp kính Apple Vision Pro, ứng dụng công nghệ của Phygital Labs, mở ra hành trình ứng dụng công nghệ vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa di sản.
Ảnh: medpagetoday.com
Mỹ phê chuẩn thuốc điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ
(Ngày Nay) - Ngày 16/5, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã phê duyệt nhanh thuốc Tarlatamab của công ty dược phẩm Amgen, một liệu pháp miễn dịch điều trị cho những người trưởng thành mắc ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn cuối dù bệnh nhân đã thực hiện hóa trị trước đó.
Tranh của danh họa Claude Monet được bán với giá 35 triệu USD
Tranh của danh họa Claude Monet được bán với giá 35 triệu USD
(Ngày Nay) - Nhà đấu giá Sotheby's cho biết tối 15/5, bức tranh "Meules a Giverny" của danh họa Claude Monet đã được bán với giá gần 35 triệu USD, đánh dấu khởi đầu vững chắc cho hoạt động đấu giá tác phẩm nghệ thuật vào mùa Xuân ở New York (Mỹ). Bức tranh do họa sĩ trường phái ấn tượng người Pháp Monet vẽ năm 1893.