Vụ tranh chấp kịch bản phim "Biệt động Sài Gòn": Đòi gần 400 tỷ được...12 triệu đồng

Theo cách tính toán quy đổi tiền sang vàng của ông Thanh, ở thời điểm hiện tại ông phải được bồi thường tổng cộng số tiền là 400 tỉ đồng, trong đó nhà biên kịch Lê Phương phải trả ông 105 tỉ đồng.
Vụ tranh chấp kịch bản phim "Biệt động Sài Gòn": Đòi gần 400 tỷ được...12 triệu đồng

“Biệt động Sài Gòn” là bộ phim được xếp vào hàng kinh điển của điện ảnh Việt Nam và đã từng khuynh đảo tại các rạp chiếu bóng trên khắp cả nước từ những năm thập niên 1980. Đến bây giờ bộ phim vẫn đang là top những bộ phim yêu thích nhất của nhiều thế hệ khán giả Việt Nam, cho dù đã qua 33 năm.

Vụ tranh chấp kịch bản phim "Biệt động Sài Gòn": Đòi gần 400 tỷ được...12 triệu đồng - anh 1

Bộ phim ra đời từ năm 1982 với 4 tập là “Điểm hẹn”, “Tình lặng”, “Cơn giông” và “Hãy trả lại tên cho em” do hai nhà biên kịch Lê Phương và nhà báo Nguyễn Thanh viết, được Hãng Phim truyện Việt Nam sản xuất.

Vụ kiện đòi tiền bản quyền được nhà báo Nguyễn Thanh khởi kiện từ năm 2009. Tính đến ngày 25/3, TAND Hà Nội đã xử nhiều lần phiên sơ thẩm vụ kiện giữa nhà báo Nguyễn Thanh và đạo diễn Lê Phương về tranh chấp bản quyền kịch bản phim “Biệt động Sài Gòn” và tiền nhuận bút.

Theo đơn khởi kiện năm 2008, ông Thanh yêu cầu TAND thành phố Hà Nội xác định kịch bản phim Biệt động Sài Gòn (sản xuất năm 1982) là của riêng ông, đồng thời yêu cầu Hãng phim truyện Việt Nam và ông Phương phải hoàn trả số tiền nhuận bút, tính ra số tiền tương đương vào thời điểm lúc đó là 74 tỉ đồng cho ông. Mặt khác, theo lời ông Thanh thì ông Phương đã “cố tình kinh doanh trí tuệ” của ông khi sử dụng kịch bản Biệt động Sài Gòn để đem in sách mà không xin phép.

Sự việc được bắt đầu từ khi đạo diễn Lê Phương đặt hàng nhà báo Nguyễn Thanh viết kịch bản phim về những chiến sĩ biệt động Sài Gòn theo yêu cầu của Hãng Phim truyện Việt Nam, nơi ông Phương từng công tác. Tuy nhiên, hai bên lại không có bất cứ hợp đồng giao kèo nào. Số tiền thù lao viết kịch bản được ông Phương cho biết là 1.200 đồng như một khoản tiền nhuận bút và bồi dưỡng mà không được nhận bất cứ khoản tiền nào khác. Sau này khi kịch bản phim được đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng cũng như được NXB Thanh Hóa và Hội VHNT Long An xuất bản thành sách, ông Thanh cho rằng ông Phương đã gửi kịch bản phim tới các đơn vị trên mà không xin phép, không trả nhuận bút cho mình. Đây chính là lý do ông Thanh khởi kiện ông Phương và đòi đền bù thiệt hại.

Tại phiên xét xử diễn ra vào ngày 11/5/2009, TAND thành phố Hà Nội đã bác đơn kiện của ông Thanh đối với Hãng phim truyện Việt Nam vì không có chứng từ nào chứng minh Hãng này đã đặt hàng ông Thanh viết kịch bản và sự ra đời kịch bản này chỉ là kết quả sự hợp tác cá nhân giữa ông Phương và ông Thanh. Thực tế, ngay sau khi có quyết định sản xuất phim Biệt động Sài Gòn từ Hãng phim truyện Việt Nam, ông Phương đã trả cho ông Thanh 1/3 số tiền nhuận bút và đề nghị ghi tên ông Thanh là đồng tác giả trên phim. Sau này, khi Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất thêm Biệt động Sài Gòn tập 3 và 4, dù ông Thanh không tham gia, nhưng ông Phương vẫn đề nghị để tên ông Thanh là đồng tác giả.

Tòa bác yêu cầu của ông Thanh về việc ghi tên kịch bản phim Biệt động Sài Gòn là của riêng ông Thanh. Bên cạnh đó, Tòa yêu cầu ông Phương chia đôi số tiền nhuận bút đã được nhận cho ông Thanh. Theo đó, ông Phương phải trả số tiền quy đổi với thời điểm đó là 9 triệu đồng. Tuy nhiên ông Thanh không đồng ý và tiếp tục kháng cáo.

Sáng qua (25/3), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xử sơ thẩm vụ kiện tranh chấp bản quyền kịch bản phim Biệt động Sài Gòn giữa nguyên đơn là cựu nhà báo Nguyễn Thanh và bị đơn là nhà biên kịch Lê Phương, Hãng phim truyện Việt Nam. Tuy nhiên, vì lý do sức khoẻ nhà biên kịch Lê Phương đã không đến dự.

Tại phiên toà ngày hôm qua, ông Thanh yêu cầu đạo diễn Lê Phương, Hãng Phim truyện VN đền bù số tiền nhuận bút từ năm 1984 đến nay với số tiền được quy đổi bằng vàng là 105 tỷ đồng. Hội Văn học Nghệ thuật, Nhà xuất bản Thanh Hóa với số tiền khoảng 135 tỷ đồng; Báo Sài Gòn Giải Phóng là 249 triệu đồng; Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Long An trả tiền nhuận bút khoảng 125 tỷ đồng sau khi đã in tác phẩm “Thiên thần ra trận”, tổng cộng là gần 400 tỷ đồng.

Sau những tranh luận và chất vấn tại phiên sơ thẩm, TAND Hà Nội kết luận: Do giấy tờ, chứng cứ đã không còn, tòa xem xét và lấy chứng cứ từ ông Lê Phương đưa ra là đã nhận đủ số tiền nhuận bút là 12.000 đồng từ Hãng Phim truyện VN. Và ông Nguyễn Thanh thừa nhận chỉ nhận được 1.200 đồng do ông Lê Phương đưa làm 3 lần (mỗi lần 400 đồng). Nay có sự tranh chấp nên Tòa nhận thấy cả hai đều là đồng tác giả của kịch bản bộ phim “Biệt động Sài Gòn”, quyền lợi được chia đôi, mỗi người hưởng 6.000 đồng là thỏa đáng. Như vậy, ông Lê Phương còn nợ ông Nguyễn Thanh là 4.800 đồng tính vào thời điểm năm 1987 là năm hoàn thành xong tập cuối của bộ phim.

Tuy nhiên, với số tiền này ông Nguyễn Thanh yêu cầu được quy ra vàng là không có căn cứ. Năm 1987, theo Thông tư liên tịch 601-1987 thì khoản tiền ông Lê Phương phải thanh toán cho ông Nguyễn Thanh sẽ được quy theo gạo. Theo thông tin cung cấp của Bộ Tài chính, lúc đó giá gạo là 600 đồng/tạ và 4.800 đồng được tính = 8 tạ gạo. Theo bảng giá gạo ở Hà Nội xét xử vào tháng 3.2015 giá gạo Bắc Hương là 16.000 đồng/1kg, và 8 tạ gạo có trị giá là 12.800.000 đồng.

Còn xét về yêu cầu Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Long An; Nhà xuất bản Thanh Hóa và Báo Sài Gòn Giải Phóng đã in tác phẩm “Thiên thần ra trận” vi phạm bản quyền và phải bồi thường tiền nhuận bút thì tòa kết luận các đơn vị trên không có nghĩa vụ liên quan trong vụ án này vì không thuộc đối tượng khởi kiện trong vụ án này.

Chia sẻ sau phiên tòa ông Nguyễn Thanh cho biết, ông sẽ tiếp tục kháng cáo lên cấp cao hơn. “Đã 12 năm nay tôi theo đuổi vụ kiện và sẽ không dễ dàng gì bỏ cuộc cho dù bây giờ sức khỏe không còn được như trước”- ông Nguyễn Thanh nói.

>>>Xem thêm

"Đào chính" Hoa Mỹ Hạnh nhập viện cấp cứu do nhồi máu cơ tim

Vụ tranh chấp kịch bản phim "Biệt động Sài Gòn": Đòi 400 tỷ được...800 kg gạo

Nhan sắc ngọt ngào của người đẹp "Tuổi thanh xuân" Kim Tuyến

Change Life có thực sự là một "phép màu cổ tích"?

Hoa hậu biển Vân Anh "hút ánh nhìn" với vòng eo con kiến và làn da bánh mật

Tuệ Linh (th)
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.