Vùng đất của những thiếu nữ đẻ sớm nhất Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - 17 tuổi đã là mẹ của hai đứa trẻ, đứa lớn 3 tuổi, đứa nhỏ còn ẵm ngửa. Ly Thị Ly và nhiều thiếu phụ ở bản Sơn Tống, xã Na Tông có lẽ là một trong những người đẻ sớm nhất Việt Nam.

Bản Sơn Tống (xã Na Tông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) nằm lọt thỏm và sâu hun hút trong một vùng rừng núi heo hút. Con đường độc đạo từ trung tâm xã vào bản chỉ khoảng 20km nhưng toàn dốc dựng ngược, cua vắt tay áo và phương tiện cơ giới chỉ "bò" vào, ra được trong những ngày nắng ráo.

Sơn Tống hiện có hơn 278 hộ gia đình, 100% là đồng bào dân tộc H'Mông với điều kiện kinh tế cực kỳ khó khăn. Toàn bản có trên 70% số hộ gia đình nghèo và cận nghèo, và cái nghèo cứ bám riết, "trường kỳ", luẩn quẩn hết đời cha sang đến đời con.

Vùng đất của những thiếu nữ đẻ sớm nhất Việt Nam ảnh 1

Sơn Tống nằm lọt thỏm, heo hắt giữa núi rừng. Sơn Tống đến nay vẫn chưa có điện lưới.

Vừ A Và, Trưởng bản Sơn Tống bảo, cái tục đẻ sớm của dân bản mình có lâu rồi, chính quyền thôn, bản cũng tuyên truyền nhiều nhưng chưa được. Đẻ sớm, đẻ dày nên khó mà giàu. Ở đây kinh tế có gì đâu ngoài đi rừng và nuôi mấy con gà, lợn. Kể cả có gà, lợn thì cũng khó bán vì đường xa, khó đi quá.

Ly Thị Kiếc bế con ra trường mầm non của bản chơi. Kiếc 17 tuổi thẹn thùng bảo, đây là đứa bé mới được 4 tháng tuổi, đứa lớn chạy chơi đâu rồi, nó hơn 3 tuổi. Tính ra, Kiếc lấy chồng, có con khi mới hơn 14 tuổi. Ở dưới xuôi, có lẽ đây là con số kỷ lục, động trời nhưng trên này đó là chuyện hết sức bình thường.

Vùng đất của những thiếu nữ đẻ sớm nhất Việt Nam ảnh 2

Ly Thị Kiếc mới 17 tuổi nhưng đã kịp có 2 con, đứa lớn hơn 3 tuổi, đứa nhỏ được vài tháng

Ly Thị Ly "muộn chồng" hơn Kiếc một chút, nhưng ở tuổi 19, cô cũng kịp có 2 con, đứa lớn 5 tuổi, đứa nhỏ 5 tháng. Từ khi cưới đến giờ, Ly chỉ tập trung việc đẻ, việc làm kinh tế trong nhà để chồng lo. Nhưng chồng Ly là A Lử cũng ngang tuổi của Ly nên cả hai chưa biết làm gì để cuộc sống sớm ổn định. Khi được hỏi, Ly có muốn đẻ tiếp, muốn có con nữa không, Ly đỏ bừng má bảo có.

Vùng đất của những thiếu nữ đẻ sớm nhất Việt Nam ảnh 3

Ly Thị Ly 19 tuổi có 2 con, đứa lớn 5 tuổi, đứa nhỏ 5 tháng. Đẻ sớm từ năm 14 tuổi nhưng đến nay mới có 2 con, cũng là một sự cố gắng đáng ghi nhận của vợ chồng Ly.

Câu chuyện tại Sơn Tống chỉ là ví dụ điển hình nhất về thực trạng tảo hôn tại các thôn, bản vùng sâu của Điện Biên. Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên trong năm 2017, tỉnh này có đến hơn 3.000 trường hợp tảo hôn và 94 cặp hôn nhân cận huyết.

Đại đa số việc tảo hôn tập trung vào bộ phận dân cư, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc các huyện, như: Điện Biên Đông, Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà, Tuần Giáo…

Trước “phong trào” lấy chồng quá sớm này, một đề án đặc biệt đã được chính quyền triển khai, đó là Đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết theo Quyết định số 498 của Thủ tướng Chính phủ.

Vùng đất của những thiếu nữ đẻ sớm nhất Việt Nam ảnh 4

Ở Sơn Tống, những bà mẹ trẻ măng như thế này có thể bắt gặp ở rất nhiều nơi.

Sau hơn 3 năm triển khai đề án, theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, số trường hợp tảo hôn giảm đi đáng kể, toàn tỉnh chỉ còn khoảng gần 1000 cặp cưới nhau quá sớm. Nhưng để duy trì “thành tích” này là việc rất rất khó. Cán bộ dân số đi tuyên truyền “năm thì mười họa” mới gặp đúng đối tượng vì đồng bào chủ yếu đi làm nương, rẫy từ khi mặt trời chưa mọc. Gặp được để tuyên truyền, để thay đổi được tập tục còn khó hơn rất nhiều lần.

Vùng đất của những thiếu nữ đẻ sớm nhất Việt Nam ảnh 5

3 năm trở lại đây, số cặp hôn nhân cận huyết tại Điên Biên không còn, nhưng tảo hôn thì vẫn phổ biến ở nhiều nơi.

Một lý do đặc biệt khiến chính quyền không dám mạnh tay xử phạt những vụ tảo hôn, đó là các cặp đôi yêu nhau ở đây thường rất quyết liệt, nếu vì lý do nào đó buộc đôi trẻ không lấy được nhau, họ sẵn sàng cùng nhau tìm đến cái chết.

Vì thế, ở những bản như Sơn Tống, trẻ con mỗi ngày một đông, các thiếu phụ thì cực trẻ, có lẽ trẻ nhất Việt Nam.

Vùng đất của những thiếu nữ đẻ sớm nhất Việt Nam ảnh 6

Trẻ con tại Sơn Tống mỗi ngày một đông thêm. Trường mầm non của bản nhanh chóng quá tải. Mới đây, điểm trường tại bản đã được Tủ sách Cầu vồng và những người bạn xây tặng thêm một dãy nhà mới.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.