Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà điểm đến mới mẻ dành cho giới trẻ
Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà nằm trên địa bàn hành chính Huyện Lạc Dương và một phần Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt khoảng 50km. Vườn có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều thác nước đã trở thành điểm đến mới mẻ cho giới trẻ trong thời gian gần đây.
|
Bidoup Núi Bà điểm đến mới mẻ dành cho giới trẻ |
|
Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp |
Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường thuộc VQG Bidoup Núi Bà là một loại hình du lịch đặc biệt, rất thích hợp với sự năng động, khao khát tìm hiểu thế giới tự nhiên của giới trẻ. Đây là một hình thức giáo dục sinh động giúp du khách và trẻ em, học sinh, sinh viên hình thành ý thức bảo vệ môi trường vì một tương lai tốt đẹp cho thế hệ mai sau.
|
Hệ sinh thái đa dạng tại vườn quốc gia Bidoup |
|
Một mảng rêu xanh trong rừng |
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam, là mẫu chuẩn hệ sinh thái quốc gia rộng 70.038 ha. Nơi đây được đánh giá là 1 trong 221 khu sinh quyển chim thế giới và có 3 trong 63 vùng chim quan trọng của Việt Nam; hội tụ các kiểu rừng kín thường xanh, rừng thưa cây lá kim, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim á nhiệt đới, rừng lùn đỉnh núi, kiểu phụ rừng rêu… với thế giới động thực vật vô cùng phong phú và đặc sắc.
|
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam |
|
Vườn quốc gia này có độ che phủ rừng và đất rừng hơn 90% |
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà có khoảng 1933 loài thực vật bao gồm: 62 loài quý hiếm phân bố trong 29 họ thực vật khác nhau, nằm trong cấp đánh giá về mức độ quý hiếm của sách đỏ Việt Nam năm 2000 như Thông đỏ, Bách xanh, Pơ mu, Thông 5 lá Đà Lạt, Thông 2 lá dẹp. Riêng về đặc hữu hẹp, đã thống kê được 91 loài phân bố hẹp ở Lâm Đồng và các vùng phụ cận. Có 28 loài được la tinh hóa như mẫu chuẩn gồm: dalatensis có 9 loài, langbianensis có 14 loài, bidoupensis có 5 loài. Động vật có 56 loài được ghi trong danh mục các loài động vật quý hiếm. Có 47 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam 2007. Có 30 loài được ghi trong danh mục sách đỏ IUCN 2010. Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà còn được đánh giá là vương quốc của các loài lan rừng Việt Nam với trên 250 loài.
|
Loài vượn đen má vàng quý hiếm đang sống tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà |
|
Bidoup Núi Bà chứa đựng những giá trị nguyên sơ, kỳ thú và hấp dẫn cho những du khách muốn trải nghiệm và khám phá những bí ẩn của tự nhiên |
Với hệ sinh thái đa dạng và phong phú, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nét văn hóa dân tộc K’ho đặc sắc, Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà đang trở thành điểm dừng chân lý thú cho du khách khi tới cao nguyên Đà Lạt. Bidoup Núi Bà chứa đựng những giá trị nguyên sơ, kỳ thú và hấp dẫn cho những du khách muốn trải nghiệm và khám phá những bí ẩn của tự nhiên. Đến với vườn quốc gia, du khách như lạc vào một câu chuyện cổ tích của những quần xã cây gỗ đại cổ thụ, quý hiếm duy nhất trên thế giới có nguồn gốc từ thời tiền sử hàng ngàn năm tuổi.
|
Đến với vườn quốc gia, du khách như lạc vào một câu chuyện cổ tích của những quần xã cây gỗ đại cổ thụ, quý hiếm |
|
Thảm thực vật phong phú tại vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà |
Để đến Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, du khách có thể tiếp cận qua 3 hướng chính là: Hướng đi qua thị trấn Lạc Dương, tuyến ĐT 723 (Đà Lạt - Nha Trang) và tuyến Đông Trường Sơn (qua hồ Suối Vàng). Trong đó, tuyến đường 723 Đà Lạt- Nha Trang là hướng thường được các tour tuyến du lịch lựa chọn và là đường dân sinh đi qua các khu vực dân cư vùng ven thành phố Đà lạt và huyện Lạc Dương.
Tây Nguyên (TH)
Xem thêm:
Khám phá làng nghề đá mỹ nghệ 400 năm tuổi tại Đà Nẵng
Những điều cần biết khi đi du lịch Huế