Dữ liệu từ các thiết bị trên vũ trụ cho thấy Voyager 2 đã vượt ra rìa ngoài vòng xoắn ốc, bong bóng do Mặt Trời tạo ra để bảo vệ các hạt và từ trường, theo NASA.
Mất 41 năm để Voyager 2 làm được điều này sau khi nó được phóng đi từ Trái Đất vào năm 1977. Hiện tàu thăm dò của NASA cách Trái Đất 18 tỷ km.
Hình ảnh mô phỏng vị trí hiện tại của Voyager 2 và Voyager 1. (Ảnh: NASA) |
Voyager 2 ra mắt vào năm 1977, 16 ngày trước khi người anh em song sinh của nó là Voyager 1 được phóng đi với nhiệm vụ tương tự. Năm 2012, Voyager 1 trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên tiếp cận thành công không gian giữa các vì sao.
Trên thực tế, các tàu thăm dò của Voyager chỉ được thiết kế để tồn tại trong 5 năm với mục đích nghiên cứu Sao Mộc và Sao Thổ. Tuy nhiên, chúng vẫn bền bỉ tồn tại và cung cấp thêm nhiều thông tin quan trọng về Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương cùng các hành tinh trong Hệ Mặt trời.
Cả Voyager 2 và Voyager 1 đều mang một đĩa đồng mạ vàng kèm theo ký hiệu âm thanh, hình ảnh và lời chào bằng nhiều ngôn ngữ để mô tả sự đa đạng về cuộc sống và văn hóa trên Trái Đất, trong nỗ lực gửi tín hiệu tới người ngoài hành tinh nếu họ bắt gặp.
Lần thứ hai tàu vũ trụ của NASA chạm tới không gian giữa các vì sao (Ảnh: AP) |
"Đối với tôi, đây là sự khởi đầu của một kỷ nguyên khoa học mới. Chúng tôi may mắn có được hai lính gác dũng cảm đã rời khỏi vũ trụ và đang thực sự nhìn vào phía bên kia ranh giới", nhà khoa học Nicola Fox từ NASA cho biết.
Do Voyager 2 và Voyager 1 dịch chuyển theo hai hướng khác nhau nên thông tin mà hai tàu vũ trụ này sẽ cung cấp những cái nhìn khác biệt cho các nhà khoa học.