Xã hội ‘không tiền mặt’ – đích đến của Hàn Quốc

Ngày nay, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh nhỏ gọn, con người đã có thể thực hiện hầu hết những giao dịch tài chính mà không cần đến tiền mặt. Xu hướng này đang dần chiếm lĩnh thị trường Hàn Quốc – một trong những nền kinh tế hiện đại nhất châu Á.
Thẻ tín dụng tích hợp trên ứng dụng trong điện thoại Samsung. Ảnh: Yonhap
Thẻ tín dụng tích hợp trên ứng dụng trong điện thoại Samsung. Ảnh: Yonhap

Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, ngoài thẻ tín dụng, điện thoại thông minh đang thúc đẩy xu hướng sống không cần tiền mặt trong nền kinh tế lớn thứ tư châu Á. Nhìn vào cuộc sống hàng ngày của nhiều thanh niên Hàn Quốc, ai cũng có thể nhận ra được những lợi ích mà phương thức thanh toán “không tiền mặt” mang lại.

Anh Park Kyung-Jun, 35 tuổi, bắt đầu ngày mới bằng chuyến xe buýt đến văn phòng làm việc ở Bundang, phía Nam Seoul.

“Thông thường tôi không mang theo bất kỳ khoản tiền mặt nào, tôi cũng không thể nhớ lần cuối cùng tôi rút tiền mặt từ ngân hàng vào khi nào”, nhân viên văn phòng Park cho biết. Anh đã sử dụng ứng dụng trên di động để thanh toán các khoản chi tiêu hàng ngày bao gồm bữa trưa, cà phê và bữa tối.

“Tôi không mang theo tiền mặt và thẻ tín dụng bởi hầu hết các cửa hàng đều chấp nhận thanh toán qua ứng dụng di động”, anh Park giải thích.

Một cuộc khảo sát gần đây do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) thực hiện cho thấy trong những năm qua, hầu hết người dân vẫn mang theo một số tiền mặt để đề phòng trong những trường hợp cửa hàng không nhận giao dịch bằng thẻ, nhưng số tiền họ mang theo là không nhiều.

Năm 2018, người Hàn Quốc chỉ mang theo số tiền mặt trung bình 78.000 won (1,5 triệu đồng), giảm 33% so với mức 116.000 won (2,3 triệu đồng) ba năm trước đó. Năm 2015, tiền mặt chỉ chiếm 32,1% tổng chi tiêu của một gia đình. Trong khi đó, tỷ lệ các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ đạt mức 52% vào năm 2018, tăng 37,4% so với ba năm trước.

Một trong những lý do khiến ngày càng nhiều người lựa chọn không sử dụng tiền mặt là bởi sự bất tiện. “Sự khác biệt giữa thanh toán bằng tiền mặt và thẻ tín dụng là khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, tôi không phải mang theo một xấp tiền và sau đó được trả lại chỗ tiền lẻ mang về nhà”, Kim Mi-ra - một bà nội trợ 42 tuổi – chia sẻ.

Đây là lý do tại sao nhiều người Hàn Quốc tin rằng một xã hội “không tiền mặt” có thể sớm trở thành hiện thực.

“Phấn đấu hướng đến một xã hội không tiền mặt vẫn còn là một chặng đường dài, nhưng có thể dễ dàng đạt được điều này khi người dân áp dụng công nghệ tiên tiến, tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng và dịch vụ Internet Banking ngày càng cao”, một quan chức BOK cho biết.

Trên thực tế, Ngân hàng Trung ương đã bắt đầu thực hiện các nghiên cứu từ nhiều năm trước về phương thức loại bỏ tiền khỏi thị trường. Một trong những biện pháp đang được xem xét là chuyển tờ 1.000 won, tờ tiền nhỏ nhất ở Hàn Quốc, vào tài khoản ngân hàng của người dân.

Bỏ tiền xu hay hoàn toàn tiền mặt được đánh giá là mang lại nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế. Trong bối cảnh việc sử dụng tiền mặt liên tục giảm, số tiền chi cho việc in tiền giấy và đúc tiền xu mới lên tới 110 tỷ won hồi năm ngoái, giảm 17% so với năm trước và 28% so với năm trước nữa.

Đi đầu trong xu hướng xã hội “không tiền mặt” tại Hàn Quốc là doanh nghiệp Starbucks. Gần đây, công ty này đã mở rộng số lượng cửa hàng lên đến 759 cơ sở, chiếm 60% trong số 1.280 cửa hàng không nhận tiền mặt tại quốc gia Đống Á. Động thái này là một phần nỗ lực đổi mới trong thời đại kỹ thuật số do số lượng thanh toán tiền mặt giảm tại nhiều cửa hàng địa phương.

Xã hội ‘không tiền mặt’ – đích đến của Hàn Quốc ảnh 1

Tiền giấy, tiền xu được thu lại trong chiến dịch tái chế của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap

Xã hội “không tiền mặt” còn nhiều thách thức

Còn nhiều nghi ngờ về tính khả thi của việc loại bỏ hoàn toàn tiền mặt và những lo ngại về vấn đề bảo mật. Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của các giao dịch qua ứng dụng và thẻ, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán đáng tin cậy nhất ở Hàn Quốc, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi.

Một khảo sát về sự hài lòng do BOK thực hiện năm 2017 cho thấy nhiều người tin tiền mặt là phương tiện thanh toán đáng tin cậy nhất, theo sau đó là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Năm 2017, trung bình mỗi tháng, những người trong độ tuổi 60-70 thực hiện 15 lần thanh toán bằng tiền mặt trong khi dưới 10 lần thanh toán bằng thẻ.

“Hệ thống không tiền mặt có thể trở thành một công cụ để thực thi chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả. Tuy nhiên, người cao tuổi đã quen với việc trả bằng tiền mặt, vì vậy chính phủ cần xem xét chuyển đổi dần dần và thiết lập dự luật pháp lý để bảo vệ quyền riêng tư của mọi người”, Viện Nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc (KERI) kết luận.

Theo TTXVN
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.