Điện thờ “chui” ở Văn Miếu, xử lý thế nào?

(Ngày Nay) - Hà Nội phát hiện và ngăn chặn hành vi lén lút chở vật liệu xây điện thờ ở hồ Văn thuộc di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tuy nhiên bài toán giải quyết triệt để những hành vi tương tự đòi hỏi kế hoạch dài hơi hơn.
Cơ quan chức năng phong tỏa phương tiện, vật liệu của một số người lén lút xây điện thờ trên gò Kim Châu, hồ Văn. Ảnh: Như Ý.
Cơ quan chức năng phong tỏa phương tiện, vật liệu của một số người lén lút xây điện thờ trên gò Kim Châu, hồ Văn. Ảnh: Như Ý.

Lại tự phát xây điện

Theo báo cáo gửi UBND thành phố Hà Nội ngày 15/9 do Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Tô Văn Động ký, Sở phát hiện một số người dân lén lút chở vật liệu vào gò Kim Châu, hồ Văn xây điện thờ. Sở thông báo, đề nghị UBND quận Đống Đa vào cuộc. Tình trạng xâm lấn di tích này tiếp tục tái diễn trong đêm 13/9, cho nên ngày 14/9, UBND và công an phường Quốc Tử Giám phong tỏa khu vực và sử dụng một số biện pháp mạnh ngăn chặn người dân chuyển vật liệu xây dựng vào gò Kim Châu, hồ Văn.

Giữa hồ Văn có gò hay còn gọi đảo Kim Châu, hầu như không có người ra đó ngoài các công nhân của Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Gần đây khu vực này có đặt bát hương do một cụ tên Hội gần đó xin được nhang khói vào dịp ngày rằm, mồng một cho những người chết đuối tại hồ. Theo đại diện Trung tâm, hành động của ông cụ chỉ đơn giản vậy thôi, mỗi khi làm đều có ý kiến với người có trách nhiệm cho đến khi ông mất vài tháng trước. Nay một số người dân lén lút chở vật liệu xây điện thờ ở gò Kim Châu, vi phạm Luật Di sản văn hóa. Một số chuyên gia lo ngại đây là hành vi trục lợi, buôn thần bán thánh - trước đó xảy ra quanh di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Hẳn người dân Hà Nội nhiều năm trước từng quen cảnh người dân xì xụp khấn vái, hương hoa tại góc đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thái Học ngay bên ngoài tường bao khu Văn Miếu. Đó là nơi dân quen gọi miếu Hai cô, mà phát tích mỗi người kể một khác, được thổi phồng sự linh thiêng. Chính quyền khu vực này mất khá nhiều thời gian để quây hàng rào, canh giữ và để giải thiêng, mãi cho tới cuối năm 2012 mới thành công khi tổ chức linh đình lễ rước bát hương đó về đền Sòng Sơn ngay phố Tôn Đức Thắng.

Sau đó, chính quyền địa phương vẫn phải cắt cử người canh gác một thời gian dài, tránh tái diễn tình trạng đặt bát hương ở đây. Hành động này vốn của một số người dân gần đó, hòng kiếm chác từ niềm tin mù quáng của không ít con nhang, đệ tử bỏ tiền mua đồ lễ, vàng mã và cả tiền đặt lễ.

Quy hoạch lại hồ Văn

Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu- Quốc Tử Giám khẳng định, hiện Trung tâm kéo thuyền lên khỏi hồ để người dân không ra đảo Kim Châu nữa. Liệu có nên nhượng bộ để xây mới một điểm thờ cúng mới cho người dân tại đây? “Tôi cho rằng phải tìm hiểu kỹ lịch sử. Nếu nơi thờ ấy không gắn gì với lịch sử văn hóa của Văn Miếu thì không thể cho tồn tại. Nếu cho nơi này mọc lên điện thờ giải quyết nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, nơi khác cũng muốn đặt bát hương thờ thì sẽ ra sao”, PGS.TS Trần Lâm Biền, Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, nói.

Hồ Văn xưa vốn là nơi vịnh thơ, bình văn. Đầu thế kỷ 20, đảo Kim Châu nhìn trên ảnh tư liệu trông khá rõ từ cổng Văn Miếu, không bị khuất lấp do nhà cửa chật chội như bây giờ. Trong lịch sử, có thời gian hồ Văn bị tách khỏi quần thể Văn Miếu, sau bao thăng trầm người ta phải trả nó về cho Văn Miếu với đúng chức năng - bộ phận khăng khít của toàn bộ công trình kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Còn nhớ năm 2013, khi đón nhận bằng Di sản Tư liệu thế giới quy mô toàn cầu do UNESCO trao tặng, Trung tâm từng tổ chức tọa đàm lấy ý kiến nhiều chuyên gia về tương lai cho di tích quốc gia đặc biệt này, với mong muốn phát huy giá trị xứng đáng của khu vực bị lãng quên - hồ Văn. TS Đặng Kim Ngọc, nguyên Giám đốc Trung tâm trình bày ý tưởng khôi khục và khai thác hạng mục hồ Văn. Theo đó, gò Kim Châu sẽ là vị trí để dựng lên nhà bát giác trở thành nơi hội ngộ văn chương - đúng ý nghĩa ban đầu của hồ Văn  trong lịch sử. Cùng với đó là hai chiếc văn kiều nối đảo với hai bên bờ. GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính mạnh dạn đề xuất giải tỏa để mở rộng không gian cạnh hồ Văn, để tạo cảnh quan phù hợp.

Được hỏi phương án lâu dài phát huy giá trị hồ Văn, ông Lê Xuân Kiêu, cho biết, sau khi có kiểm kê toàn bộ di tích thời gian tới, Trung tâm trình Hà Nội dự án quy hoạch tổng thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trong đó có phương án khôi phục di tích hồ Văn. Hiện tại, đây mới chỉ là nơi diễn ra triển lãm thư pháp, hội cho chữ đầu năm và là nơi để sinh hoạt cộng đồng thường nhật của người dân gần đó.

Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội ký văn bản số 5471 về việc đảm bảo công tác an ninh trật tự, bảo vệ khu vực gò Kim Châu trong hồ Văn. Theo đó, Hà Nội giao Chủ tịch UBND quận Đống Đa chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Công an thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng, Ban Tôn giáo thành phố xây dựng và thực hiện ngay phương án để giải quyết tình trạng xâm hại di tích, giải tỏa, chấm dứt hoạt động xây dựng trái quy định tại khu vực gò Kim Châu. Thời gian thực hiện trong tháng 10, sau đó báo cáo kết quả cho UBND thành phố.

Theo Tiền Phong
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.