Xử trí hợp lý khi trường học có F0

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi có F0 trong trường học, điều quan trọng là chúng ta có các biện pháp xử lý, đáp ứng tình huống phù hợp.
Giữ an toàn cho trẻ khi đi học trực tiếp. Ảnh: TTXVN
Giữ an toàn cho trẻ khi đi học trực tiếp. Ảnh: TTXVN

Không nên quá lo lắng khi có F0

Vừa qua, khi các địa phương tổ chức cho học sinh, giáo viên quay trở lại dạy và học trực tiếp, đã phát sinh nhiều trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 khiến phụ huynh lo ngại, làm thế nào để trẻ đi học được an toàn.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng: “Khi học sinh đi học trở lại, việc trong lớp có trẻ mắc COVID-19 là điều không tránh khỏi, với những trường hợp là F0 có thể nghỉ và học trực tuyến; đồng thời, tổ chức xét nghiệm cho các bạn khác trong lớp”.

Theo đó, trong trường hợp học sinh bị sốt, có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc trong gia đình có người là F0, gia đình cần thông báo cho nhà trường để có biện pháp phù hợp. Nếu phát hiện có học sinh trong lớp là F0, có thể yêu cầu các em ngồi gần học sinh đó làm xét nghiệm.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) cũng nêu ý kiến: "Các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng. Hiện nay chúng ta đã chấp nhận chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả; chấp nhận có ca F0 trong cộng đồng và trường học; nên lúc này điều quan trọng là xử lý, đáp ứng các tình huống cho phù hợp".

Theo đó, trẻ mắc COVID-19 thường với triệu chứng nhẹ, chỉ cần thực hiện cách ly tại nhà, nếu trẻ có triệu chứng nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế; đồng thời gia đình và nhà trường cần sự phối hợp tốt. Điều quan trọng là khi tình huống có F0 xảy ra, các trường cần đánh giá F1 chính xác và thực hiện biện pháp cách ly theo đúng quy định của Bộ Y tế, tránh việc không đánh giá đúng nguy cơ sẽ phòng chống dịch không hiệu quả. Nếu các trường đánh giá nguy cơ thái quá dẫn đến tình trạng bắt trẻ nghỉ học, gây gián đoạn việc học của trẻ.

Các chuyên gia cũng cho rằng, việc xét nghiệm tràn lan là không cần thiết; chỉ cần xét nghiệm khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ khi tiếp xúc F0 hoặc có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, mất khứu giác, vị giác... Nhà trường, y tế và gia đình cần phối hợp chặt chẽ trong việc điều tra dịch tễ cho đúng để xử lý kịp thời. Đặc biệt, nên cho trẻ tiêm vaccine phòng COVID-19 khi đến lịch và tránh tình trạng phân biệt cho rằng trẻ không được tiêm vaccine là không được đến trường.

Để trẻ an toàn đến trường

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, hiện nay các nước trên thế giới đã cho học sinh đi học trở lại, việc cho trẻ đi học trở lại thời điểm này là hợp lý. Kể cả với lứa tuổi chưa tiêm vaccine, trẻ đi học cũng không phải là điều đáng lo ngại. Bởi nếu để trẻ ở nhà, trẻ vẫn có nguy cơ lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, những người vẫn đi làm và sinh hoạt bên ngoài cộng đồng. Nếu không đi học, nhiều phụ huynh vẫn cho con đi du lịch, đi chơi, vẫn đến nơi đông người, trẻ vẫn có nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Theo đó, để học sinh đến trường an toàn, gia đình cần thường xuyên theo dõi sức khoẻ, yêu cầu trẻ thực hiện tốt 5K. Khi đến trường, trẻ cần được nhắc nhở việc đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên để tránh lây nhiễm. Với những trẻ bị béo phì, tiểu đường, sức khoẻ yếu… gia đình cần quan tâm tới sức khỏe các em hơn. Với nhà trường, cần thực hiện đúng theo tiêu chí đánh giá trường học an toàn; giữ không khí trong lớp học được thông thoáng, bộ phận y tế của trường túc trực hoạt động để kịp thời xử lý các tình huống dịch bệnh.

“Virus SARS-CoV-2 lây lan khi tiếp xúc gần nên nếu xuất hiện ổ dịch ở lớp nào thì xử lý lớp đó, không nên bắt các lớp khác nghỉ học theo. Việc đánh giá cấp độ dịch tại trường học cũng cần phải chính xác. Bên cạnh đó, tại trường học cần thực hiện tốt biện pháp 5K, hạn chế việc các lớp tiếp xúc với nhau khi trẻ đến trường; nhất là trẻ cần đeo khẩu trang từ nhà đến trường và từ trường về nhà và đeo khi cần thiết, tránh tiếp xúc đông người”, PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?