Siêu tàu chiến đổ bộ Mistral: Niềm kiêu hãnh của Hải quân Pháp

Với chiều dài 199m, chiều rộng 32m và lượng giãn nước là 21.600 tấn, tàu chiến đổ bộ Mistral là chiến hạm lớn thứ hai của Hải quân Pháp chỉ đứng sau tàu sân bay Charles de Gaule.
Siêu tàu chiến đổ bộ Mistral: Niềm kiêu hãnh của Hải quân Pháp

Sức mạnh của siêu tàu chiến đổ bộ Mistral

Các tàu thuộc lớp Mistral là loại tàu đổ bộ tấn công mới của hải quân Pháp, cũng còn gọi là tàu sân bay trực thăng. Đây là loại tàu đổ bộ tấn công, chỉ huy và cơ động lực lượng chớp nhoáng mới của Hải quân Pháp.

Chúng sẽ được dùng làm tàu chỉ huy, đổ bộ tấn công, hỗ trợ hậu cần, di tản nhân đạo, bệnh viện dã chiến và thực hiện các sứ mệnh tác chiến hải quân khác.

Siêu tàu chiến đổ bộ Mistral: Niềm kiêu hãnh của Hải quân Pháp - anh 1

Tàu thuộc lớp Mistral là loại tàu đổ bộ tấn công mới của hải quân Pháp

Theo hợp đồng ký năm 2011, Pháp đóng 2 tàu chở trực thăng hiện đại lớp Mistral cho Nga với tổng giá trị 1,5 tỷ USD.

Với chiều dài 199m, chiều rộng 32m và lượng giãn nước là 21.600 tấn, Mistral là chiến hạm lớn thứ hai của Hải quân Pháp chỉ đứng sau tàu sân bay Charles de Gaule và là tàu đổ bộ lớn nhất trong các tàu cùng loại tại châu Âu hiện nay.

Siêu tàu chiến đổ bộ Mistral: Niềm kiêu hãnh của Hải quân Pháp - anh 2

Hệ thống radar của tàu Mistral có thể phát hiện các mục tiêu tầm thấp và trung

Tàu đổ bộ lớp Mistral (L9013) là sản phẩm do hai tập đoàn sản xuất vũ khí Thales và Chantiers de l'Atlantique hợp tác thiết kế chế tạo theo đơn đặt hàng của Hải quân Pháp.

Hệ thống radar của tàu Mistral có thể phát hiện các mục tiêu tầm thấp và trung bình ở các khoảng cách tới 140 km và các mục tiêu ở khoảng cách tới 180 km ở chế độ cảnh giới không gian 3 chiều tầm xa.

Siêu tàu chiến đổ bộ Mistral: Niềm kiêu hãnh của Hải quân Pháp - anh 3

Mistral có chiều dài 199m, chiều rộng 32m và lượng giãn nước là 21.600 tấn

Trong chế độ tự vệ, nó có thể phát hiện và theo dõi mối đe dọa bất kỳ trong vòng bán kính 60 km.

Sức mạnh của Mistral trong tác chiến thủy lục phối hợp nằm ở khả năng đổ quân nhanh với số lượng lớn các xe chiến đấu hạng nặng trên các địa hình bờ biển phức tạp.

Đồng thời, các máy bay trực thăng từ Mistral có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ phức tạp ở khoảng cách xa hay những hoạt động quân sự nằm sâu trong đất liền.

Hệ thống phòng vệ của Mistral gồm hai tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn MBDA Simbad dùng cho tên lửa Mistral.

Tổ hợp này được tích hợp hệ thống radar dẫn đường hồng ngoại với tầm hoạt động hơn 6 km cung cấp khả năng phòng thủ trước máy bay và tên lửa hành trình đối hạm.

Hai tổ hợp pháo phòng không hải quân Breda-Mauser 30mm được sử dụng tiêu diệt tàu tuần tiễu cỡ nhỏ, phòng không tầm ngắn, máy bay, trợ giúp tấn công các xe thiết giáp hỗ trợ cho lính thủy đổ bộ lên bờ biển và bốn súng máy M2-HB Browning 12,7mm.

Siêu tàu chiến đổ bộ Mistral: Niềm kiêu hãnh của Hải quân Pháp - anh 4

L9013 là chiếc đầu tiên thuộc lớp Mistral chuyên dành cho mục đích đổ bộ

Mistral có thể dùng làm tàu chỉ huy và điều khiển với một trung tâm chỉ huy rộng 850 m2, có thể tiếp nhận 150 nhân viên công tác.

Về thông tin liên lạc, tàu Mistral dùng hệ thống vệ tinh Thales Syracuse III, dựa trên các vệ tinh Syracuse 3-A và Syracuse 3-B của Pháp, chúng đảm bảo cung cấp 45% lượng thông tin liên lạc tần số siêu cao của NATO.

Pháp sẽ bán các tàu Mistral của Nga cho Trung Quốc?

Hãng tin Nga RIA Novosti dẫn nguồn báo chí Trung Quốc cho biết, Pháp có thể sẽ bán cho Trung Quốc hai tàu sân bay chở trực thăng lớp Mistral, vốn được đóng cho Nga.

Có thể bạn quan tâm:

Top những lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới

Báo Trung Quốc nhận định phía Pháp đang tích cực tìm đối tác để bán hai tàu chiến Mistral không bàn giao được cho Hải quân Nga. Theo đó, các quốc gia hàng đầu có thể là Brazil, Canada, Ai Cập hoặc Ấn Độ.

Tuy nhiên, theo tờ báo này, Bắc Kinh không hoàn toàn ở ngoài cuộc chơi.

“Mặc dù đã có dự án đóng tàu đổ bộ trực thăng tương tự, Trung Quốc hoàn toàn có thể mua các tàu chiến Vladivostok và Sevastopol đóng cho Nga,” theo truyền thông Trung Quốc.

Theo tin từ truyền thông Trung Quốc, đội tàu chiến của Hải quân Pháp gồm một tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral Dixmude và tàu hộ vệ Aconit có kế hoạch ghé thăm cảng Thượng Hải từ ngày 9-15/5 tới.

Mặc dù vậy, khi được hỏi về khả năng bán tàu Mistral cho Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Romain Nadal cho biết giới chức cấp cao của Pháp chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

Ông cho hay: "Như bạn biết, giới chức Pháp đã nhiều lần đề cập tới quan điểm trong vấn đề này".

Hồi cuối tháng 4 vừa qua, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết nước này hiện chưa có quyết định cuối cùng về thương vụ. Nhưng ông khẳng định rằng, trong trường hợp Pháp không thể chuyển giao tàu Mistral cho Nga, nước này sẽ hoàn tiền đóng tàu cho Nga.

Anh Phương (TH)

Xem thêm

- Bộ Quốc phòng Mỹ: Phát hiện âm mưu vũ trụ của Trung Quốc

- Sự thật bất ngờ về cái chết của trùm khủng bố Osama bin Laden

- Bị đe dọa đánh bom, máy bay chở 135 người hạ cánh khẩn

Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.