Quản lý di sản UNESCO công nhận bằng gì?

Sắp tới đây, Việt Nam sẽ có Nghị định quản lý, bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận. Điều này sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản, danh thắng. Nhưng như thế đã là đủ?
Quản lý di sản UNESCO công nhận bằng gì?
Việt Nam hiện đang sở hữu 17 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận. Bao gồm di sản thiên nhiên, di sản vật thể, phi vật thể và di sản hỗn hợp. Trong số này, quần thể di tích cố đô Huế, được công nhận là di sản văn hóa thế giới sớm nhất - từ năm 1993. Tiếp đến Vịnh Hạ Long được công di sản thiên nhiên thế giới lần đầu tiên vào năm 1994, lần thứ hai là di sản địa chất thế giới năm 2000. Phố cổ Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999… Mới đây nhất, cuối năm 2014, UNESCO chính thức vinh danh dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

22 năm qua, việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu dựa trên tinh thần Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới; Luật Di sản Văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa năm 2009. Riêng với những di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam, việc quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản còn được thực hiện theo Luật Bảo vệ Môi trường và những Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành liên quan.

Quản lý di sản UNESCO công nhận bằng gì? - anh 1

Cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận.

Mới đây, Bộ VHTT&DL đã ban hành Quyết định số 1620/QĐ-BVHTTDL thành lập ban soạn thảo, tổ biên tập Nghị định quản lý, bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam. Theo đó, ban soạn thảo và tổ biên tập có nhiệm vụ: Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, soạn thảo và hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị định quản lý, bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ VHTT&DL để Bộ trưởng trình Chính phủ.
Như vậy, trong thời gian tới chúng ta sẽ có thêm Nghị định về quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam. Được biết trước đó, cuối năm 2014, Bộ VHTT&DL đã từng có văn bản số 3345/BVHTTDL-DSVH ngày 25-9 đề nghị Bộ Tư pháp cho chủ trương về việc Xây dựng "Qui chế về việc quản lý, bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam”, với mong muốn sẽ có những nội dung phân công cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc quản lý, bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam.

Vậy trên thực tế, lâu nay việc quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam được thực hiện ra sao? Xin đơn cử di sản Vịnh Hạ Long. Ngoài những căn cứ về luật pháp vừa được nêu ở trên, nhiều năm qua, Quảng Ninh đã chủ động ban hành những quy định quản lý Di sản Vịnh Hạ Long. Để thực hiện những cam kết với UNESCO, Quảng Ninh đã có những nỗ lực đáng kể để bảo vệ "báu vật” mà mình đang sở hữu. Dẫu vậy, những tác động xâm hại đến môi trường của di sản này vẫn đáng lưu tâm, vì lẽ đó mà cho đến thời điểm hiện tại, Vịnh Hạ Long vẫn đang nỗ lực để ra khỏi diện khuyến nghị bảo tồn của UNESCO. Và di sản này vẫn phải chờ những quyết định tại cuộc họp Ủy ban Di sản thế giới lần thứ 39 tổ chức vào tháng 6 này tại TP. Bonn - Đức.

Quản lý di sản UNESCO công nhận bằng gì? - anh 2

Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh.

Điều gì đang khiến công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam còn hạn chế? Ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa - Bộ VHTT&DL cho rằng: Cần thống nhất và phân cấp quản lý di sản rõ ràng bởi bộ máy quản lý các Di sản thế giới ở Việt Nam hiện nay thiếu đồng bộ. Việc phân công, phân cấp, giao trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị quản lý ở địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tầm vóc quản lý di sản thế giới.

Đơn cử như Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế là đơn vị cấp Sở, trực thuộc sự quản lý của UBND tỉnh. Trong khi đó, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ lại là đơn vị trực thuộc Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa; Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An và Ban quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn là các cơ quan chức năng trực thuộc huyện/thành phố của tỉnh…

Vì lẽ đó mà Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL đã nhiều lần đề xuất việc xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp giữa các Ban Trung tâm quản lý Di sản Thế giới với các cơ quan, ban, ngành, cộng đồng ở địa phương và các Bộ, ngành ở Trung ương trong việc đồng quản lý các Di sản Thế giới.

Nhìn rõ vấn đề này, bà Katherine Muller, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam chia sẻ: Mặc dù các khu di sản đều có ban quản lý riêng nhưng hoạt động của đơn vị này đang phải chịu ảnh hưởng, thậm chí đôi khi còn xung đột với rất nhiều cơ quan, ban ngành ở các cấp độ khác nhau. Đơn cử như UNESCO đã từng đề xuất rằng, BQL Vịnh Hạ Long nên có thẩm quyền và tự chủ cao hơn nữa so với hiện nay.

Bảo tồn di sản dựa trên văn bản pháp luật, dựa vào bộ máy ban quản lý danh thắng được lập ra - điều đó không phải bàn cãi nữa. Nhưng sẽ là chưa đủ nếu quản lý di sản chưa dựa vào cộng đồng, vì lợi ích cộng đồng. Điều này thoạt nghe thì dễ, nhưng chắc thực hiện sẽ không hề đơn giản.

Theo Đại đoàn kết

Xem thêm:

1. Hy vọng mới cho các di sản Hà Nội

2. Danh hiệu di sản thế giới của UNESCO: Chiếc áo không làm nên thầy tu

3. Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang lập hồ sơ để UNESCO công nhận Yên Tử là di sản thế giới

Giá vàng SJC đạt mốc 92 đồng/lượng, tăng mạnh do tâm lý "đầu cơ"
Giá vàng SJC đạt mốc 92 đồng/lượng, tăng mạnh do tâm lý "đầu cơ"
(Ngày Nay) - Tới trưa 10/5, giá vàng SJC lập đỉnh mốc mới, tăng cao nhất trong lịch sử với giá bán ra là 92 triệu đồng/lượng, tăng 2,5 triệu đồng/lượng so với cuối phiên ngày 9/5. Khoảng cách giữa giá mua và bán chênh nhau tới 2,5 triệu đồng/lượng, đẩy rủi ro lớn về phía người mua vàng.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Tạo điều kiện để đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng phát triển mạnh mẽ
(Ngày Nay) - Sáng 10/5, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Apple xin lỗi sau chỉ trích về quảng cáo iPad Pro
Apple xin lỗi sau chỉ trích về quảng cáo iPad Pro
(Ngày Nay) - Apple mới đây đã lên tiếng xin lỗi sau phản ứng dữ dội từ cộng đồng về một quảng cáo dòng máy tính bảng iPad Pro xuất hiện hình ảnh các đồ vật bao gồm nhạc cụ và sách bị nghiền nát bởi máy ép thủy lực.
SHB dành hơn 11 tỷ đồng làm công tác xã hội nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
SHB dành hơn 11 tỷ đồng làm công tác xã hội nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Đại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên, SHB đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa, trong đó có trao tặng các phần quà tới cựu chiến binh và tài trợ 2 công trình lớp học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị hơn 11 tỷ đồng.
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
(Ngày Nay) - Tập đoàn T&T Group đã trao ủng hộ tỉnh Điện Biên 5 tỷ đồng (tương ứng với 100 căn nhà), góp phần không nhỏ vào thành công chung của Đề án làm 5.000 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương cũng như từng bước hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát, không an toàn trên địa bàn tỉnh.