10 cuộc vây hãm quân sự khủng khiếp nhất thế giới

Cuộc vây hãm Candia (nay gọi là Heraklion) ở Crete là cuộc bao vây quân sự kéo dài nhất lịch sử.
10 cuộc vây hãm quân sự khủng khiếp nhất thế giới
10 cuộc vây hãm quân sự khủng khiếp nhất thế giới - anh 1

Dưới đây là 10 cuộc vây hãm quân sự khủng khiếp nhất thế giới. Ảnh minh họa

1. Cuộc vây hãm Candia 21 năm

Cuộc vây hãm Candia (nay gọi là Heraklion) ở Crete là cuộc bao vây quân sự kéo dài nhất lịch sử. Vào năm 1644, sau khi các kỵ sĩ Hospitaller tấn công một đoàn xe Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ thì quốc gia này đã cử 60.000 binh sĩ tấn công lại người Candia. Chiến dịch trả thù của người Ottoman được hỗ trợ bởi quân đồng minh là các kỵ sĩ ở Venice. Cuộc vây hãm Ottoman của người Candia bắt đầu năm 1648.

Trong thời gian từ năm 1666 – 1669, những nỗ lực phá vỡ sự bao vây của người Candia đều thất bại. Năm 1668, tướng Morosini của Candia chỉ còn 3.600 quân sĩ nên không đủ sức chiến thắng đội quân của Ottoman. Do đó, ông đã chấp nhận các điều kiện đầu hàng mà người Ottoman đưa ra. Theo đó, những người theo Thiên chúa giáo được rời khỏi thành phố an toàn. Vào tháng 9/1669, cuộc bao vây quân sự Candia chính thức kết thúc với phần thắng thuộc về quân đội Ottoman.

2. Cuộc vây hãm Philadelphia kéo dài 12 năm

Thành phố Philadelphia (hiện nay gọi là Alasehir) ở Thổ Nhĩ Kỳ đã có cuộc chiến chống lại quân đội Ottoman trong suốt thời gian từ năm 1378-1390. Vào năm 1378, đế chế Ottoman tiến hành mở rộng lãnh thổ và xâm chiếm thành phố Philadelphia. Lực lượng binh sĩ của thành phố đã vùng lên chống trả, quyết không chịu khuất phục.

Sau nhiều cuộc giao chiến, người Ottoman vẫn không thể giành thắng lợi và quyết định vây hãm thành phố. Năm 1390, trong khi tất cả các thành phố khác ở Tiểu Á đều đầu hàng Đế quốc Ottoman thì duy chỉ có Philadelphia vẫn không chịu khuất phục. Trước tình hình đó, người Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải triệu hồi hai nhà lãnh đạo quân sự tham gia cuộc nội chiến ở La Mã phương Đông thì mới cản được thế bao vây của đế chế Ottoman trong suốt 12 năm.

3. Cuộc vây hãm Ishiyama Honganji 10 năm

Nhà thờ pháo đài ở Ishiyama Honganji, Osaka, Nhật Bản bị tướng quân Oda Nobunaga đem quân tấn công năm 1570. Với mạng lưới phòng thủ vững chắc, lực lượng phòng thủ ở pháo đài đã chiến đấu chống lại cuộc bao vây dữ dội trong suốt 10 năm của Oda Nobunaga. Vào tháng 8/1570, lực lượng Oda Nobunaga bao gồm 30.000 quân sĩ đã xây dựng một loạt các pháo đài bao vây Ishiyama Honganji .

Một tháng sau đó, một số pháo đài của Oda Nobunaga bị phá hủy trong một cuộc tấn công bất ngờ của 15.000 binh sĩ Ishiyama Honganji. Mục đích cuộc vây hãm của Oda Nobunaga nhằm khiến người dân và binh sĩ trong pháo đài bị đói, cạn kiệt lương thực. Đến tháng 8/1567, 3.000 quân sĩ Oda Nobunaga tiếp tục tấn công pháo đài nhưng vẫn không thành công. Mãi đến năm 1578 , một hạm đội của Oda Nobunaga mới cắt đứt được tuyến đường tiếp tế lương thực của người dân Ishiyama Honganji . Năm 1580, những binh sĩ trong pháo đài buộc phải giơ cờ trắng đầu hàng vì đã cạn kiệt thực phẩm và đạn dược.

4. Cuộc vây hãm Thessalonica trong 8 năm

Năm 1422, mục tiêu tấn công của Đế quốc Ottoman là Thessalonica ở Macedonia thuộc đế chế Byzantines. Nhờ đưa ra nhiều kế hoạch đúng đắn nên đế chế Byzantines đã phòng thủ thành công trong suốt 8 năm chiến tranh.

Tuy nhiên, cuộc vây hãm đầu tiên của người Ottoman đã gây ra nạn đói trong thành phố. Cuối cùng, năm 1430, thành phố Thessalonica cũng đầu hàng khi lực lượng Ottoman tăng thêm quân để công phá thành. Sau cuộc chiến, gần 10.000 người dân Thessalonica trở thành nô lệ.

10 cuộc vây hãm quân sự khủng khiếp nhất thế giới - anh 2
Ảnh minh họa

5. Cuộc vây hãm Drepana trong 8 năm

Drepana là một pháo đài hải quân của người Carthage bị đế chế La Mã tấn công vào năm 249 trước công nguyên. Khi đó, người La Mã vây hãm Drepana cả trên đất liền và biển. Người Drepana đã cầm cự, bảo vệ được pháo đài cho đến năm 241 trước công nguyên. Họ còn tiêu diệt toàn bộ hạm đội La Mã.

Trong cuộc chiến đó, 120 tàu thuyền của người Carthage bị đánh chìm nhưng đồng thời họ cũng bắt giữ được 93 tàu chiến của người La Mã. Điều này khiến cho Drepana nhận được tiếp tế trên biển Carthage. Tuy nhiên, pháo đài này vẫn bị bao vây quân sự trên đất liền. Năm 241 trước công nguyên, người La Mã tái xây dựng lại hạm đội hải quân đã bị tiêu diệt trước đó. Vì vậy, họ đã ngăn chặn và tiêu diệt được hạm đội trọng yếu của Carthage. Điều đó dẫn đến cuộc vây hãm quân sự ở Drepana kết thúc với phần thắng thuộc về quân đội La Mã.

6. Cuộc vây hãm tu viện Solovetsky 8 năm

Khoảng 800 tu sĩ ở tu viện Solovetsky đã vùng lên phản đối cải cách giáo hội, trong đó đẩy mạnh đàn áp phong kiến và quy định chế độ nông nô tu viện. Họ đã bị quân đội Nga bao vây suốt từ năm 1668-1676. Các tu sĩ được nông dân ở các ngôi làng địa phương và thậm chí là một số binh sĩ Nga cung cấp lương thực, vũ khí để có thể tiếp tục trụ vững trong cuộc chiến. Năm 1674, hơn 1.000 binh sĩ Nga và một số lượng lớn pháo binh đã tham gia cuộc vây hãm để tiêu diệt các tu sĩ.

Trong khi đó, các tu sĩ xây dựng thêm một số công sự mới để chiến đấu chống lại kẻ thù. Năm 1676, một tu sĩ đã phản bội lại những chiến hữu ở tu viện khi mở cửa sổ cho quân sĩ Nga đột nhập vào tu viện và tiêu diệt đồng đội. Trong cuộc chiến đó, chỉ có khoảng 60 tu sĩ may mắn thoát chết. Khi chiếm được tu viện, người Nga phát hiện ra vẫn còn rất nhiều lương thực trong bếp của tu viện và những lương thực này hoàn toàn có thể sử dụng được trong nhiều năm nữa.

7. Cuộc vây hãm Tripoli trong 7 năm

Cuộc vây hãm quân sự Tripoli diễn ra vào năm 1102 và kết thúc năm 1109. Đó là cuộc chiến của bá tước Toulouse là Raymond IV nhằm bảo vệ miền Đất Thánh trong cuộc Thập tự chinh đầu tiên. Tháng 9/1104, Tripoli bị quân địch thiêu rụi gần như toàn bộ, khiến nhiều người Frank thương vong. Trong số những người bị thương có cả bá tước Raymond.

Theo các tài liệu lịch sử, 5 tháng sau đó, ông đã chết do vết thương quá nặng. Năm 1108, việc tiếp tế thức ăn vào thành phố Tripoli vẫn còn rất khó khăn nên nhiều công dân đã chạy trốn. Một số quý tộc ở Tripoli đã “bán” những thông tin quan trọng về kế hoạch phòng thủ của thành phố, vì vậy, quân đội của vua Jerusalem Crusader chiếm được thành phố sau 7 năm vây hãm.

8. Cuộc vây hãm lâu đài Harlech trong 7 năm

Năm 1461, phe Lancastrian bỏ trốn sang Scotland và xứ Wales, Anh. Nữ hoàng Margaret của Anjou thuộc phe Lancastrian cũng rời đến lâu đài Harlech để ẩn náu bởi nơi đây có hệ thống phòng thủ tự nhiên khá mạnh mẽ và kiên cố. Sau lễ đăng quang, nhà vua Edward IV nỗ lực truy đuổi và tiêu diệt những người thuộc phe Lancastrian. Do vậy, ông đã cho quân sĩ bao vây lâu đài Harlech khiến họ chết đói.

Tuy nhiên, trong thời gian đó, những thành viên thuộc phe Lancastrian lại nhận được sự tiếp viện của quân Pháp nên trụ vững trong suốt 7 năm. Đến năm 1468, vua Edward IV đã huy động đội quân hùng hậu 10.000 người để tiêu diệt những người còn lại của phe Lancastrian đang ẩn náu trong lâu đài. Cuối cùng, kế hoạch công phá lâu đài của ông thành công, kết thúc cuộc vây hãm kéo dài gần một thập kỷ.

9. Cuộc vây hãm Tương Dương trong 6 năm

Năm 1267, Hốt Tất Liệt ra lệnh cho tướng Aju tấn công Tương Dương, Trung Quốc. 8.000 binh sĩ đồn trú trong thành đã phải gồng mình chống trả sự tấn công mạnh mẽ của 100.000 lính Mông Cổ và 5.000 tàu chiến. Quân đội Mông Cổ đã xây dựng một loạt các pháo đài để phong tỏa thành phố và triển khai 100 máy ném đá để công phá thành.

Năm 1272, 3.000 quân sĩ bảo vệ thành phố Tương Dương đã vượt khỏi vòng vây để mở đường tiếp tế nhưng không thể quay trở lại thành. Với quân đội hùng hậu kèm theo hàng trăm máy ném đá, binh sĩ Mông Cổ đã phá được cổng thành và tạo thành nhiều lỗ thủng trên tường. Sau đó, Aju cho quân sĩ sát hại thường dân ở thành phố lân cận để khủng bố binh sĩ đang cố thủ ở Tương Dương. Cuối cùng, những binh sĩ phòng thủ cũng phải đầu hàng quân đội Hốt Tất Liệt.

10. Cuộc vây hãm Gibraltar trong 3 năm 7 tháng

Cuộc vây hãm Gibraltar là một nỗ lực không thành công của Tây Ban Nha và Pháp nhằm đánh chiếm pháo đài này trong suốt Chiến tranh giành độc lập Mỹ. Đây không chỉ là cuộc bao vây quân sự kéo dài nhất mà quân đội Anh đã tham gia mà còn là một chiến thắng vang dội của họ.

Vào mùa đông năm 1779, các đơn vị đồn trú của Anh ở Gibraltar có nguồn cung cấp lương thực, đạn dược khá thấp nên họ rất cần nguồn cung ứng từ lực lượng hải quân. Đô đốc Anh George Rodney đã vượt qua vòng vây phong tỏa Tây Ban Nha với 129 tàu thuyền chứa đầy thực phẩm, trang thiết bị quân sự để tiếp tế cho Gibraltar. Mặc dù tương quan lực lượng của Anh nhỏ bé hơn so với Tây Ban Nha và Pháp nhưng với lối đánh thông minh, tài tình, quân đội Gibraltar đã cầm cự được 3 năm 7 tháng trước cuộc vây hãm kéo dài của quân địch. Đến tháng 2/1783, các lực lượng Tây Ban Nha và Pháp đã phải bỏ cuộc và Gibraltar giành chiến thắng trong cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ.

Xem thêm:

- Sức mạnh khủng khiếp của kỵ binh Hetairoi Macedonia - Đội quân 'tất thắng' trong lịch sử cổ đại

- Top 5 lực lượng Hải quân hùng mạnh nhất trong lịch sử

- 5 đế chế quân đội hùng mạnh nhất mọi thời đại

- Hốt Tất Liệt - Hoàng đế lập nên triều Nguyên của Trung Quốc

Nguồn: Kiến Thức
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.