10 hành tinh không bao giờ có sự sống trong vũ trụ

Vũ trụ bao la luôn ẩn chứa những điều bí ẩn thu hút sự khám phá không ngừng của con người. Dưới đây là những hành tinh đáng sợ nhất trong vũ trụ, nơi sự sống không thể tồn tại.
10 hành tinh không bao giờ có sự sống trong vũ trụ

10 hành tinh dưới đây cho đến thời điểm này không thể có sự sống tồn tại vì nhiệt độ nóng rẫy, vì sức gió khủng khiếp hay vì áp suất cực lớn...

1. Sao Kim

Thật sự, những hiểu biết về Sao Kim còn quá hạn chế khi con tàu thăm dò bề mặt Sao Kim cuối cùng bị nghiền nát và tan chảy sau 127 phút. Vì vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sống trên hành tinh được coi là nguy hiểm nhất Hệ Mặt Trời này?

Gần như ngay lập tức bạn sẽ bị chết ngạt bởi khí độc. Và chưa hết, dù lực hấp dẫn ở đây chỉ khoảng 90% so với ở trái đất, bạn vẫn sẽ bị nghiền nát bởi trọng lượng khổng lồ của bầu khí quyển.

10 hành tinh không bao giờ có sự sống trong vũ trụ - anh 1

Sao Kim được coi là hành tinh nguy hiểm nhất trong Hệ Mặt Trời

Áp suất khí quyển cao gấp 100 lần so với ở trái đất, và điều đó có nghĩa là đi bộ 50 m trên bề mặt Sao Kim sẽ giống như đi dưới nước ở độ sâu 914m ở Trái đất.

Và chưa hết, bạn sẽ bị tiêu hủy dưới nhiệt độ 475 độ C và bị tan ra dưới những cơn mưa acid sulfuric đậm đặc rơi xuống bề mặt hành tinh khắc nghiệt này.

2. Hành tinh CoRoT-7b

Nếu không may bạn rơi vào hành tinh này, sự sống hoàn toàn biến mất chỉ trong tích tắc.

10 hành tinh không bao giờ có sự sống trong vũ trụ - anh 2

Hành tinh CoRoT - 7b đầy rẫy những núi lửa hoạt động mạnh

Nhiệt độ bề mặt có thể làm bốc hơi tất cả đất đá. Đất đá bay lên, ngưng tụ lại và gây ra những cơn mưa đá trên bề mặt đầy dung nham nóng chảy của hành tinh. Hành tinh này, vốn không phải là một nơi thích hợp cho sự sống bởi vì bề mặt của nó đầy rẫy những núi lửa hoạt động mạnh.

3. Sao Mộc

Bề dày bầu khí quyển của Sao Mộc luôn bị khuấy động bởi những cơn gió mạnh có cường độ khoảng 600km/h và luồng sét có cường độ gấp 100 lần so với Trái Đất.

10 hành tinh không bao giờ có sự sống trong vũ trụ - anh 3

Luống sét từ Sao Mộc có cường độ gấp 100 lần so với Trái Đất

Ẩn sâu phía dưới lớp khí quyển u tối đáng sợ này là hơn 40.000 km biển sâu chứa đầy hydro metallic. Áp suất khí quyển ở đây tương đương với áp lực trên đầu của một quả tên lửa.

Dưới điều kiện khắc nghiệt, hydro bị biến thành một chất lỏng kim loại, dẫn điện cũng như dẫn nhiệt. Vì vậy, nếu bạn được đắm mình trong dòng kim loại lỏng đó, và bất chợt một tia chớp vụt qua, bạn sẽ cảm nhận được luồng điện chạy dọc cơ thể và không bao giờ có thể quay lại Trái Đất được nữa.

4. WASP-12b

Đây là hành tinh nóng nhất từng được phát hiện. Nhiệt độ bề mặt của nó vào khoảng 4.000F (2.200 độ C), bất cứ vật gì lại gần bầu khí quyển của nó cũng sẽ tan chảy và bốc hơi. Để dễ hình dung hơn, bạn có thể tưởng tượng bề mặt WASP-12b có độ nóng bằng một nửa mặt trời và gấp đôi của dung nham núi lửa.

10 hành tinh không bao giờ có sự sống trong vũ trụ - anh 4

Bề mặt hành tinh WASP-12b có độ nóng bằng một nửa Mặt Trời và gấp đôi

của dung nham núi lửa - Ảnh minh họa.

Hành tinh này quay xung quanh ngôi sao của nó với tốc độ chóng mặt. Nó hoàn thành một quỹ đạo đầy đủ khoảng 3,4 triệu km chỉ trong thời gian 24 giờ Trái Đất.

5. Hành tinh COROT exo-3b

Cho đến thời điểm hiện tại, đây là hành tinh "đặc" lớn nhất và áp lực cao nhất được con người biết đến. Kích thước của nó xấp xỉ kích thước của Sao Mộc, nhưng nặng hơn Sao Mộc 20 lần.

10 hành tinh không bao giờ có sự sống trong vũ trụ - anh 5

Hành tinh COROT exo-3b có kích thước gần bằng Sao Mộc, nhưng nặng

hơn Sao Mộc 20 lần

Nếu vô tình lạc vào hành tinh này, bạn sẽ phải chịu một áp lực cực lớn, con người sẽ nặng hơn gấp 50 lần so với cân nặng trên Trái Đất. Thử tưởng tượng rằng, nếu ở Trái Đất bạn nặng 100kg thì bạn sẽ có khối lượng lên tới 5 tấn khi ở trên hành tinh này.

Khám phá thêm:

1. Trái đất và những khám phá đầy lý thú

2. Trái đất thời Kỷ Băng hà có gì khác biệt?

3. Bằng chứng cổ xưa về sự tồn tại của người ngoài hành tinh

Điều này cũng có nghĩa, áp suất khí quyển lớn tới mức bạn sẽ dễ dàng bị đè bẹp và xương cốt sẽ bị nghiền nát vỡ vụn ngay lập tức. Nó giống như cảm giác vài con voi đang ngồi trên ngực hay đầu bạn.

6. Hải Vương tinh

Nếu chu du trên Hải Vương tinh, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm cùng những cơn bão với tốc độ gió lên tới 2.400km/h bao quanh hành tinh này.

Tốc độ này đôi khi còn gấp đôi tốc độ cần thiết để phá vỡ rào cản âm thanh, và đương nhiên, nó sẽ vượt quá sức chịu đựng của con người.

10 hành tinh không bao giờ có sự sống trong vũ trụ - anh 6

Tốc độ gió trên Hải Vương tinh lên tới 2.400km/h

Đáng sợ hơn, nếu như ai vô tình rơi xuống hành tinh này, người đó sẽ không thể chịu nổi và nhanh chóng bị những trận "cuồng phong" xé tan tác, không để lại vết tích.

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng đi tìm lời giải cho việc, những trận gió kinh hoàng như vậy bắt nguồn từ đâu trong hệ Mặt trời.

7. Hành tinh 51 Pegasi B

Tên hành tinh này được lấy từ tên người hùng Hy Lạp Bellerophon, người đã thuần hóa chú ngựa có cánh Pegasus. Hành tinh khí khổng lồ này có kích thước gấp 150 lần Trái Đất, cấu tạo chủ yếu bằng hydro và heli.

10 hành tinh không bao giờ có sự sống trong vũ trụ - anh 7

Hành tinh 51 Pegasi B có kích thước gấp 150 lần Trái Đất - Ảnh minh họa

Chảo lửa Bellerophon cùng với ánh sáng của nó luôn được duy trì ở nhiệt độ 1.000 độ C khiến hơi nước không thể tồn tại. Nền nhiệt cao đó tạo ra luồng khí đối lưu mạnh trong bầu khí quyển hình thành những cơn gió với vận tốc 1.000 km/ giờ.

Sức nóng khủng khiếp như vậy làm sắt trên hành tinh nóng chảy và bốc hơi, tạo ra những đám mây sắt khổng lồ, tương tự những đám mây hơi nước trên Trái Đất. Những đám mây ấy sau đó sẽ tạo nên những cơn mưa sắt nóng chảy, dội xuống bề mặt hành tinh.

8. Sao Hỏa

Trên Sao Hỏa một trận bão bụi khổng lồ có thể phát triển trong một vài giờ và bao quanh toàn bộ hành tinh trong vòng vài ngày. Chúng là những cơn bão bụi thuộc hạng kinh khủng nhất trong Hệ Mặt Trời.

Hỏa bụi xoáy tạo ra những hình tháp đạt chiều cao của đỉnh Everest với sức gió khoảng 300 km mỗi giờ.

10 hành tinh không bao giờ có sự sống trong vũ trụ - anh 8

Những cơn bão bụi trên Sao Hỏa thuộc hạng kinh khủng nhất trong Hệ

Mặt Trời

Trước đây, nhân loại nghĩ Hỏa tinh là nơi lý tưởng để di cư nhưng phải đối mặt với những cơn bão có sức công phá như vậy thì họ đã đổi ý.

9. Hành tinh Carbon

Ở hành tinh xanh của chúng ta, carbon thực sự chỉ chiếm một phần rất nhỏ, khoảng 0,1% khối lượng Trái đất. Còn trên hành tinh này, lượng cacbon vô cùng phong phú nên được gọi là "hành tinh carbon".

Do đó, bầu khí quyển trên hành tinh cacbon luôn mang một màu vàng với những đám mây đen u ám chứa đầy bụi bồ hóng.

10 hành tinh không bao giờ có sự sống trong vũ trụ - anh 9

Bầu khí quyển trên hành tinh carbon luôn mang một màu vàng với những

đám mây đen u ám chứa đầy bụi

Bề mặt hành tinh loang lổ là những đại dương nhựa đường và dầu thô nóng bỏng bốc mùi metan hôi thối nồng nặc. Ở đây sẽ có cơn mưa xăng dầu và nhựa đường thay vì mưa nước như trên Trái Đất.

10. Diêm Vương tinh

Ở Diêm Vương tinh, cả khí nitơ, CO và metan cũng bị đóng băng, tạo thành lớp tuyết phủ dày trên bề mặt hành tinh trong suốt cả năm (1 năm trên Diêm Vương tinh bằng 248 năm trên Trái Đất).

10 hành tinh không bao giờ có sự sống trong vũ trụ - anh 10

Ở Diêm Vương tinh duy trì nhiệt độ từ -228 đến -238 độ C bất cứ sinh vật

nào cũng bị đóng băng và chết ngay lập tức

Tại đây, băng đá có màu nâu hoặc hồng do tiếp xúc với nguồn tia gamma từ không gian. Lượng nhiệt hiếm hoi từ mặt trời giúp nơi đây duy trì nhiệt độ từ -228 đến -238 độ C bất cứ sinh vật nào cũng bị đóng băng và chết ngay lập tức.

Thu Thủy (T/h)

Xem thêm

1. Phát hiện: NASA chụp được ảnh màu đầu tiên của sao Diêm vương

2. Trái đất và những khám phá đầy lý thú

3. NASA: Sẽ tìm thấy bằng chứng sự sống ngoài Trái đất năm 2025

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.