Kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như” tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, lỵ … và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Do đó, lá trầu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trong y dược học Trung Quốc, trầu là một loại cây có chất ấm và cay. Người ta thường sử dụng trầu lá trầu để giảm ho, giảm viêm và giảm ngứa.
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, lá trầu được biết đến như một chất thơm, chất khử trùng và thậm chí tăng cường ham muốn tình dục.
Loại bỏ mùi hôi và ngăn ngừa sâu răng
Để loại bỏ mùi hôi miệng và ngăn ngừa sâu răng, bạn nên đun sôi 5-6 lá trầu với 2 chén nước sôi. Sau đó để lạnh và sử dụng để súc miệng mỗi buổi sáng và buổi tối.
Giảm sưng nướu, sưng miệng
Mất 5-6 chiếc lá trầu. Đun sôi lá trầu với 3 ly nước. Sau đó, bổ sung thêm chút muối hạt vào nước này. Sử dụng nó để súc miệng mỗi ngày ba lần.
Loại bỏ mùi cơ thể
Lấy một nắm lá trầu không, ngâm hoặc đun trong nước nóng. Thêm một muỗng cà phê đường trắng. Uống nước này khi nước còn ấm.
Chữa ho
5 lá trầu không, đinh hươơng, thảo quả với thành phần tương tự nhau. Sau đó, tất cả các vật liệu khi được rửa sạch, luộc với 2 chén nước lên đến 1 ½ chén nước để sống.
Cách uống:
Trẻ em từ 1 - 3 tuổi, uống 3 lần/ ngày. Mỗi lần uống 1 muỗng canh.
Trẻ em 4 tuổi - 5 tuổi, uống 3 lần/ ngày, uống mỗi lần 3 muỗng canh.
Trẻ em 6 tuổi - 11 tuổi, uống 3 lần/ngày, uống mỗi lần 5 muỗng canh.
Người lớn uống 3 lần/ ngày
Chữa viêm âm đạo
Để ngăn ngừa hoặc điều trị dịch tiết âm đạo, làm giảm ngứa hoặc mùi hôi do khí hư, bạn sử dụng thuốc sắc lá trầu để rửa âm đạo hàng ngày.
Chữa chảy máu cam
Ép 1-2 lá trầu không đã được rửa sạch cho đến khi chúng ép nát thành tinh dầu. Sử dụng lá trầu không giã nát này để cầm lại chảy máu mũi/chảy máu mũi.
Chữa viêm phế quản
Chuẩn bị 7 lá trầu không và 1 miếng đường phèn. Thái nhỏ lá trầu không, sau đó đun với đường phèn và 2 chén nước. Đun sao cho chỉ còn 1 chén nước và lọc.
Khi uống, bạn uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 muỗng canh.
Làm thuốc giảm đau
Bạn có thể dùng loại lá này để giảm đau trong các trường hợp bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài), khó tiêu, táo bón… Chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai nát lá trầu không, nhấp lấy phần nước tiết ra rồi nhả bã để làm dịu những cơn đau có nguồn gốc từ bên trong cơ thể.
Chữa táo bón
Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Nhờ đó, chứng táo bón sẽ được xoa dịu. Cách chữa táo bón bằng lá trầu không khá đơn giản: hãy nhai nát vài lá trầu rồi nuốt lấy nước và nhả bả khi bụng đang đói hoặc băm nát lá trầu không cho vào nước đã đun sôi để nguội và để qua đêm. Uống nước này vào ngày hôm sau khi bụng đói.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Nhai lá trầu không có thể đánh bay mùi hôi miệng. Chúng còn góp phần làm dịu các cơn đau răng. Tuy nhiên, bạn đừng quên đánh răng sau khi nhai lá trầu không. Ngoài ra, cũng có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước súc miệng hàng ngày để giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.
Khử trùng
Trong lá trầu không có chứa các poly-phenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh. Chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi, bạn đã có ngay một loại nước khử trùng hiệu nghiệm có thể giết chết nhiều loại vi trùng, mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Lượng poly-phenol dồi dào này còn có tác dụng giảm đau khi cơ thể đang bị viêm, sưng tấy.
Trị nấm
Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể. Lá trầu không là một trong những biện pháp trị nấm đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Chỉ cần giản nát lá trầu không và chà xát lên những vùng da đang bị nấm thường xuyên, bạn sẽ không còn phải lo ngại về các loại bệnh về da do nấm gây ra.
Chữa nhức đầu do thay đổi thời tiết
Lấy 5 lá trầu, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.
Sát khuẩn vết thương
Khi bị thương, vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.
Trị đau nhức, cảm cúm
Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp , nhẹ đầu, giảm các triệu chứng cảm cúm.
Chữa các vết lở loét, mụn nhọt
Lá trầu không tươi 2 hoặc 3 lá, cắt thật nhỏ, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho ngập lá trầu không, làm như khi ta pha chè. Đợi chừng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước.Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt.Ngày làm như vậy 2-3 lần.
Nếu vết loét đã rửa bằng lá trầu không vẫn còn có nước vàng rỉ ra thì có thể dùng giấy bản đốt lấy tro mà đắp vào.Rất chóng khỏi.
Nếu vết loét quá to, thì có thể dùng nhiều lá trầu không hơn. Đáng lẽ pha thuốc như trên, ta có thể đem lá trầu không đun với nước cho sôi kỹ để ấm mà dùng.
Chữa viêm họng
Khi viêm đau họng lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu nghiệm.
Thông tia sữa
Sau khi sinh sản phụ cương sữa lấy lá trầu không hơ nóng bầu vú giúp sữa xuống nhanh giảm đau nhức.
Chữa nước ăn chân
Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.
Chữa suy nhược thần kinh
Lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu không hòa với một thìa mật ong chia làm 2 lần, uống trong ngày.
Chữa bệnh về phổi
Khi mắc bệnh về phổi, lấy lá trầu không tẩm dầu mù tạt rồi hơ ấm, đặt lên ngực day nhẹ sẽ giảm được ho và giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
Chữa táo bón cho trẻ
Đối với trường hợp táo bón của trẻ, một viên đạn đút hậu môn làm từ lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu sẽ kích thích trực tràng co bóp, hết táo bón.
Chữa bỏng nước sôi
Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết một lớp thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới.Sau vài lần dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.
Trị hôi nách
Đầu tiên cắt 1/2 quả chanh tươi sau đó chà nhẹ xung quanh vùng nách và nhớ là thoa thật đều sau đó đợi khoảng 5phút rửa lại bằng nước sạch và lau thật khô vùng nách.
Bước tiếp theo, bạn rửa sạch lá trầu không rồi giã nát chắt lấy nước rồi lau qua vùng nách. Khi lau bạn kết hợp các động tác mát xa xoa đều xung quanh.Nên thực hiện phương pháp trị hôi nách bằng lá trầu không này lúc trước khi đi ngủ. Hãy rửa lại thật sạch vào sáng ngày hôm sau.
Để đạt kết quả cao, bạn nên thực hiện đều đặn thường xuyên cách trị hôi nách bằng lá trầu không này khoảng 2-3 lần /tuần.
Khi sử dụng trầu không để trị hôi nách, bạn cần phải thực hiện liên tục đều đặn hàng ngày, hàng tuần.Bởi phương pháp này chỉ mang tính chất khử mùi tạm thời giúp bạn duy trì làn da khô thoáng, sạch mùi trong thời gian ngắn. Do mùi hôi được loại bỏ ngay trên bề mặt da chứ chưa được loại bỏ tận gốc nên vẫn có khả năng quay trở lại.
Nha Trang