15 loại rau củ quả "ngậm" hoá chất nhiều nhất ngoài chợ

Táo, dâu tây, dưa chuột, đỗ,... là những loại rau củ quả có nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng lại dễ "ngậm" hoá chất độc hại nhất.
15 loại rau củ quả "ngậm" hoá chất nhiều nhất ngoài chợ

Thuốc trừ sâu là sự pha trộn của các hóa chất dùng để tiêu diệt hay ngăn chặn các loài côn trùng, bệnh tật và cỏ dại mà có thể ảnh hưởng tới mùa màng. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu sẽ gây hại rất lớn cho con người nếu nó còn tồn dư trên các rau, củ quả làm thực phẩm cho người.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, sự liên quan giữa thuốc trừ sâu và các vấn đề sức khỏe như ung thư, chứng tăng động giảm chú ý và các rối loạn thần kinh; đặc biệt, nếu tiếp xúc nhiều sẽ gây suy yếu hệ miễn dịch.

Đặc biệt, sự tăng trưởng của não bộ trẻ em có thể bị tổn thương do thuốc trừ sâu trong thực phẩm. “Não bộ của một đứa trẻ phát triển rất nhanh, với tốc độ phi thường, và nếu thuốc trừ sâu vào được não, nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng não bộ”, BS Phillip Landrigan, chủ tịch Khoa phòng ngừa, Trường Y Mount Sinai (Mỹ), nói.

Điều đáng nói, một số loại thuốc trừ sâu tìm thấy trên bề mặt rau quả nhưng một số khác lại theo rễ đi vào các bộ phận khác của cây trồng và vì thế không thể rửa sạch. Dưới đây là 5 loại rau, củ thường có dư lượng thuốc trừ sâu nhiều nhất.

Táo

15 loại rau củ quả "ngậm" hoá chất nhiều nhất ngoài chợ ảnh 1

Thuốc trừ sâu phun trong quá trình trồng cực kì dễ bám vào vỏ táo và có thể ngấm sâu vào phần ruột táo bên trong. Hãy rửa trái cây thật kĩ lưỡng và nhớ gọt vỏ trước khi ăn để giảm thiểu tối đa việc nhiễm độc cho cơ thể.

Đào

Có vẻ lạ lùng, nhưng đào tươi không phải là lựa chọn khỏe mạnh giành cho bạn. Loại quả ngọt ngào chỉ đứng sau cần tây về mức độ các chất độc khó rửa trôi bám trên vỏ.

Giống như táo, lê là một trong số loại trái cây phải được phun thuốc trừ sâu liên tục để bảo vệ chúng thoát khỏi vô số các loại côn trùng. Lớp vỏ mỏng manh không có nhiều tác dụng ngăn chặn các hóa chất thấm vào ruột quả.

Dâu tây và nho

15 loại rau củ quả "ngậm" hoá chất nhiều nhất ngoài chợ ảnh 2

Dâu tây là một trong những loại quả được phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích nhiều nhất thế giới. Một số người còn đùa vui rằng dâu tây tự bản thân chúng đã có thể làm thuốc trừ sâu, bởi mức độ độc hại của nó đến... sâu cũng không chịu nổi. Theo tính toán, một mẫu dâu tây xét nghiệm cho thấy có 13 thành phần thuốc trừ sâu khác nhau trong đó.

Trong khi đó, một mẫu nho xét nghiệm cho thấy chứa 15 thành phần thuốc trừ sâu khác nhau.

Cần tây

Trung bình, có tới 64 loại chất độc khó có thể được rửa trôi ở bất cứ bó cần tây nào.
Về cơ bản, rễ cần tây hấp thu cực tốt chất lỏng từ lòng đất, nhưng cũng thông qua cơ chế đó, các độc tố cũng dễ dàng được đưa vào thân rau, và sẽ đi thẳng vào cơ thể khi chúng ta ăn chúng.

Ớt chuông

Côn trùng yêu loại quả này, chúng gây ra nhiều vết cắn nhỏ trên vỏ ớt mà bạn có thể không nhận ra. Bạn hoàn toàn có khả năng nhiễm độc tố thuốc trừ sâu ngấm vào ớt từ những vết cắn nhỏ đó.

Cà chua

15 loại rau củ quả "ngậm" hoá chất nhiều nhất ngoài chợ ảnh 3

Tuy tháng 10,11 là rộ mùa cà chua nhất nhưng đây là loại quả dễ bị nhiễm độc vì để cà chua chín đều, đẹp thì người trồng hay sử dụng các loại thuốc ủ chín hoa quả. Chính vì vậy bạn nên lựa chọn những trái cà chua xanh và chờ chín dần để sử dụng cho gia đình thì sẽ an toàn hơn.

Đậu đỗ

Quả đỗ luôn đứng đầu trong danh mục những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất. Cứ vài hôm người trồng lại phải phun thuốc trừ sâu một lần, nếu không phun thì sâu sẽ tàn phá hết. Vì vậy dư lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải mà có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả.

Rau xà lách

Loại rau thường xuyên dùng để ăn sống hoặc trộn salad thực tế có thể chứa tàn dư hóa chất lớn hơn bạn nghĩ rất nhiều. Nếu có thể, hãy tự trồng rau sạch hoặc tìm các thực phẩm hữu cơ để thay thế.

Khoai tây

15 loại rau củ quả "ngậm" hoá chất nhiều nhất ngoài chợ ảnh 4

Ngay từ giai đoạn thúc mầm, khoai tây đã được phun rất nhiều hóa chất để ngăn chặn sâu bọ hủy hoại phần mầm còn non và mềm.

Phần đất xung quanh nơi trồng khoai cũng được rải hóa chất để ngăn các loại cây khác mọc chiếm chỗ. Quá trình tích lũy chất độc hại ngay từ ban đầu khiến khoai tây dễ nhiễm độc sâu từ cốt lõi.

Dưa chuột

Dưa chuột cũng được coi là loại quả ngấm thuốc trừ sâu nhanh chóng và lưu lại lượng thuốc trong quả rất nhiều.

Ở Việt Nam, người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán. Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ thì bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu là điều chắc chắn.

Thực tế, có người ăn dưa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc như thường. Với nhiều người, dưa chuột làm món sa lát ăn kèm là khá ngon, tuy nhiên cần hạn chế với loại rau quả này.

Rau cải

Những loại rau phun đẫm thuốc sâu nhất phải kể đến họ hàng nhà cải. Theo người chuyên trồng rau để bán, cải dưa chống bọ nhảy đã có thuốc Padan, chống sương đã có Dinhep (Zineb bul 80WP). Tổng cộng trong một tháng trồng cải dưa phải đánh cỡ dăm lần, không kể thuốc sinh học. Cải ngồng một lứa mất tháng rưỡi phải mười lần phun còn trời ẩm thấp cứ ba ngày một lần.

Bắp cải, súp lơ

Vô địch trong các loại rau về độ “ngốn thuốc” bảo vệ thực vật là cải bắp, súp lơ.

Theo một người chuyên canh 2 giống rau này cho biết, sâu trên bắp cải ăn rất tạp, từ 5-6 ngày đã phải đánh. Ruộng này một tháng mười ngày đã đánh 7 lần thuốc, tính đến lúc thu hoạch tổng cộng cỡ 14-15 lần. Rau càng kéo dài thời gian lượng đánh thuốc càng nhiều. Súp lơ cũng phải đánh cỡ mươi mười lăm lần mới ổn. Người trồng thường dùng các loại thuốc như Hạ gục nhanh, Siêu tốc, Đại bàng…

"Chẳng cần phải theo liều lượng của nhà sản xuất làm gì mà phải tăng gấp rưỡi, gấp đôi liều họ khuyến cáo, bởi cứ thấy sau phun sâu chết tươi giãy đành đạch là được còn không chết ngay mình thấy lãng phí lắm”, người trồng rau cho biết.

Mẹo để chọn rau củ an toàn

15 loại rau củ quả "ngậm" hoá chất nhiều nhất ngoài chợ ảnh 5

– Vào mùa khô, dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên rau quả thường cao hơn trong mùa mưa vì nước mưa sẽ làm trôi bớt lượng thuốc còn sót lại trên rau quả.

– Các loại rau, củ phải gọt vỏ khi ăn thường an toàn hơn như: bí, bầu, mướp… Nên thận trọng đối với những loại rau lá hoặc rau trái không phải gọt vỏ như: rau muống, cải soong, xà lách, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải để làm dưa, rau má, đậu đũa, mướp đắng, dưa chuột, cà chua, nho, táo, mận…

– Rau quả còn tươi, toàn vẹn, không bị trầy xước, có hình dạng bên ngoài bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay.

– Rau quả không bị héo úa, giập nát, hoặc dính các chất lạ.

– Một số loại quả bên trong hư hỏng nhưng bên ngoài vẫn còn tươi do sử dụng hoá chất bảo quản, do đó phải xem kĩ trước khi mua.

– Tránh mua rau quả gọt vỏ và xắt sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì ngoài việc nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh hay có hoà các hoá chất độc hại để giữ trắng, giòn, các sinh tố vốn có trong rau tươi như sinh tố C, dễ bị hoà tan và mất đi trong nước ngâm.

Cách loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau, củ

Rửa sạch là phương pháp phổ biến nhất tuy nó chỉ có thể giảm thiếu được lượng thuốc trừ sâu trên rau, củ. “Rửa không giải quyết được vấn đề nhưng gọt vỏ có thể giúp giảm thiểu lượng thuốc sâu đưa vào cơ thể”, BS Landrigan, Chủ tịch Khoa phòng ngừa, Trường Y Mount Sinai (Mỹ) khuyên.

Tất cả các loại rau quả tươi, có hay không phun thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt, đều cần được rửa dưới vòi nước chảy để gột sạch bụi bẩn và các vi khuẩn có hại.

Riêng đối với các loại rau, củ thường tồn dư nhiều thuốc trừ sâu kể trên thì theo các chuyên gia, tốt nhất là nên chọn loại được trồng hữu cơ.

“Nếu đủ khả năng, chỉ nên ăn rau quả hữu cơ bởi chỉ cần ăn các thực phẩm sạch này trong 2 tuần là giảm 95% lượng thuốc trừ sâu trong cơ thể”, Landrigan nói.

Chế biến và bảo quản rau củ như thế nào cho an toàn

– Ngâm kĩ, rửa sạch từng lá, nhất là các kẽ lá cho thật sạch, gọt vỏ các loại quả ăn tươi. Riêng đối với các loại rau lá nhỏ như xà lách, cải soong, rau giền, bông cải thì nên pha vào nước rửa 1 – 2 thìa cà phê muối để sâu bọ và côn trùng bò ra khỏi kẽ lá. Đối với các loại rau củ, trái cây, để nguyên củ, rửa sạch trước khi gọt vỏ.

– Rau quả phải ngâm ngập trong nước sạch 15 – 20 phút, rửa nhiều lần (ít nhất 3 – 4 lần) trong chậu nước đầy để loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật tồn dư, tức là loại trừ phần lớn nguy cơ ô nhiễm qua con đường rửa trôi.

Nha Trang

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?