Ngoài ra, nhiều khu vực khác như Lương Sơn ( lHòa Bình) chỉ có 2 ổ dịch đã qua 28 ngày; Hoa Lư (Ninh Bình) đã có 1 ổ dịch qua 26 ngày; Bắc Kạn chỉ có 1 ổ dịch đã qua 22 ngày; các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình có nhiều ổ dịch đã qua nhiều ngày không phát sinh thêm lợn bệnh.
Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, bệnh ASF không ảnh hưởng đến người. Do vậy, thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng và được thú y kiểm soát vẫn đảm bảo an toàn. Tại các ổ dịch đều có các chốt kiểm dịch tạm thời, chính sách hỗ trợ cũng được công khai.
“Thời gian vừa qua, cùng với dịch tả lợn châu Phi, có vấn đề sán lợn, nhiều trường học đã thông báo là không dùng thịt lợn cho bữa ăn hàng ngày của các cháu học sinh. Cần ăn chín uống sôi, nếu nhiễm trứng sán thì ăn rau sống cũng bị chứ không chỉ ăn phải trứng sán từ thịt lợn”- ông Thành nói.
Ông Tiến cũng cho biết, để tăng nguồn thực phẩm trong giai đoạn bệnh ASF chưa hoàn toàn dập tắt được, Bộ sẽ thúc đẩy tăng chăn nuôi gia cầm và gia súc lớn.
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đang phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&CN, cùng Bộ Y tế và các viện, trung tâm khoa học để trình Chính phủ về vấn đề nghiên cứu vaccine ASF.