UNESCO CAMPUS được tổ chức hàng tháng là cơ hội để giới trẻ thảo luận về các vấn đề toàn cầu lớn cùng các chuyên gia xã hội dân sự và các nhóm hoạt động của UNESCO. Mục tiêu của cuộc thảo trong tháng này là: Làm sáng tỏ những thách thức của trí tuệ nhân tạo (AI), làm rõ các vấn đề xung quanh AI và lắng nghe những người trẻ đặt ra câu hỏi về quản trị, đạo đức, tương lai của việc làm và các giải pháp bền vững do AI cung cấp.
“Con người có bao giờ bị vượt qua bởi máy móc không?”, “Trí thông minh nhân tạo có đáng tin không?”, “Trí thông minh nhân tạo có thể tác động tiêu cực đến quyền riêng tư của chúng ta không?”. AI không những đem lại cho giới trẻ niềm hy vọng, mà còn kéo theo cả những lo ngại. Ông Nicolas Miailhe, đồng sáng lập ra hai tổ chức The Future Society (Xã hội tương lai) và The AI Initiative (Sáng kiến trí tuệ nhân tạo) đã trao đổi cởi mở về những thách thức của việc làm cho khái niệm trí tuệ nhân tạo có thể tiếp cận được và đưa ra cách nhìn của ông về tương lai của công nghệ này. Ngoài khía cạnh phức tạp liên quan đến tự động hóa và những điểm mạnh của năng lực thuật toán như nhận diện khuôn mặt, AI cũng có thể hoạt động như một lực lượng vì lợi ích xã hội. Ví dụ, Quỹ Thế giới Phụ nữ (W4) - Nền tảng kêu gọi tài trợ đám đông (crowd-funding) đầu tiên của châu Âu - đã chứng minh rằng AI có thể là một giải pháp bền vững cho các thách thức xã hội, kinh tế và môi trường. Nhận thấy rằng khoảng 90% công việc trong tương lai sẽ đòi hỏi kỹ năng máy tính, Chủ tịch W4 Lindsey Nefesh-Clarke, đã trình bày về các hoạt động của mình để thúc đẩy phụ nữ và các thanh nữ tiếp cận với công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT).
Cuộc tranh luận thú vị này đã kết thúc với bài phát biểu của Sasha Rubel, trong đó dẫn lại những nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo của Bộ phận Tri thức Xã hội tại UNESCO. Bà nhấn mạnh tiềm năng của công nghệ này trong việc giúp hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Bền vững trong khuôn khổ quy định pháp lý và những nguyên tắc đạo đức.
Kể từ năm 2014, 72 CAMPUS diễn ra đã nâng cao nhận thức cho hơn 22.500 thanh niên về các vấn đề chủ yếu như thể thao, quyền công dân, hòa bình, phát triển bền vững, nhân quyền, giáo dục nữ giới, nạn diệt chủng, tự do ngôn luận và di sản văn hóa. Hơn 110 chuyên gia xã hội dân sự, nhà báo, nhà nghiên cứu, vận động viên, nghệ sĩ, nhà hoạch định chính sách và doanh nhân đã tham gia các nhóm của UNESCO để giúp giới trẻ hiểu rõ hơn về các vấn đề lớn đương đại.