4 màn ‘tra tấn’ iPhone SE cực dã man để thử độ bền

Sau khi chính thức lên kệ vào ngày 31/3 vừa qua, theo truyền thống, iPhone SE cũng phải trải qua những màn “tra tấn” vô cùng khắc nghiệt để thử độ bền của máy.
4 màn ‘tra tấn’ iPhone SE cực dã man để thử độ bền

1. Đun sôi iPhone SE

Để thực hiện thí nghiệm này, người ta đã thả iPhone SE vào một chảo nước đang sôi sùng sục. Tuy nhiên, kết quả cho thấy iPhone SE không trụ được lâu, chỉ sau khoảng 20 giây được thả vào chảo nước, màn hình điện thoại bắt đầu thông báo tình trạng nhiệt độ quá cao, chuyển sang màn hình xanh và bắt đầu tắt nguồn. Sau đó, máy dù đã được đưa vào tủ lạnh để hạ nhiệt nhưng cũng không thể hồi phục.

Như vậy, khả năng chịu đựng của iPhone SE chịu đựng khá kém, trong khi đó iPhone 6 và 6S đều vượt qua thử thách này.

2. Dùng dao và búa “tra tấn” iPhone SE

Ở thử nghiệm này, người ta đã dùng dao và búa cùng lúc để tấn công iPhone SE. Chiếc điện thoại bị dao chọc thẳng vào mặt trước, mặt sau và camera trên thân máy, đồng thời bị cứa nhiều lần vào các cạnh bên.

TechRax, người thực hiện thử nghiệm cho biết iPhone SE dễ tróc sơn hơn so với iPhone 6 và 6S.

Tới khi thử nghiệm với búa, iPhone SE tỏ ra khá bền bỉ và chắc chắn trước khi bị nứt màn hình do tăng lực đập. Ngoài ra, máy không hề bị nóng hay bốc khói khi đã tác động tới viên pin bên trong.

3. Thả rơi iPhone SE

Thả rơi là một bài kiểm tra thường được áp dụng với các mẫu smartphone mới ra và cũng vì thế được nhiều người chờ đón.

Trong bài kiểm tra này, iPhone SE sẽ được thả rơi cùng iPhone 5S. Hai máy được thả rơi từ độ cao tương đương nhau. Cả hai máy đều vượt qua lần thả rơi cạnh máy nhưng tới lần thả rơi úp mặt thì cả hai đều vỡ màn hình. Như vậy, so với iPhone 6S và 6S Plus thì iPhone SE có vẻ không bền bỉ trong thí nghiệm thả rơi.

4. Bẻ cong iPhone SE bằng tay không

iPhone SE tỏ ra khá “yếu đuối” khi chỉ bị lực nhẹ tác động, thân máy đã bị cong. Người tiến hành thử nghiệm này cho biết anh không mất quá nhiều lực tay để bẻ máy. Điểm yếu trên iPhone SE chính là phần nút tăng/giảm âm lượng.

Xuân Bách

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.