43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2)

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong cuộc họp thường niên được tổ chức trực tuyến từ ngày 13-18/12/2021, Ủy ban Liên chính phủ về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể đã ghi danh thêm bốn di sản vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần được Bảo vệ Khẩn cấp và 39 di sản vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO. 
43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2)

14. Ấn Độ - Lễ hội Durga Puja

Durga Puja là một lễ hội hàng năm được tổ chức vào mùa thu ở Ấn Độ và Bangladesh. Sự kiện kéo dài 10 ngày được cử hành để thờ phụng nữ thần Durga của đạo Hindu. Được đặc trưng bởi tiếng trống của người Bengali, cùng các tác phẩm sắp đặt quy mô lớn, các tác phẩm điêu khắc bằng đất sét từ sông Ganga, Lễ hội biểu thị cho sự "trở về", là dịp nhớ về nguồn cội của con người. Trong sự kiện này, sự phân chia giai cấp, tôn giáo và sắc tộc bị xóa nhòa khi đám đông cùng kề vai đi bộ xung quanh và tận hưởng Lễ hội.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 1

Mọi lễ nghi trong Lễ hội Durga Puja được truyền lại giữa các thế hệ trong gia đình, tại trung tâm nghệ thuật và các phương tiện truyền thông truyền thông đại chúng.

15. Sri Lanka - Nghề thủ công truyền thống làm thảm Dumbara

Thảm Dumbara là sản phẩm thủ công truyền thống, thường được sử dụng làm thảm treo tường, thảm trang trí hoặc trải đệm. Mang ý nghĩa văn hóa to lớn đối với người Sri Lanka, những chiếc thảm này được làm bởi một cộng đồng gọi là kinnara, có truyền thống lâu đời chuyên cung cấp thảm trang trí cho cung điện hoàng gia từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 2

Ngày nay, các nghệ nhân vẫn tiếp tục dệt thảm cho người mua địa phương và khách du lịch. Thảm Dumbara làm bằng sợi của cây hana, được trang trí bằng các họa tiết và kiểu dáng đặc trưng. Các kỹ thuật dệt được truyền từ cha mẹ sang con cái thông qua quan sát và thực hành.

16. Turkmenistan - Nghệ thuật biểu diễn âm nhạc truyền thống Dutar

Dutar là tên một loại nhạc cụ và thể loại âm nhạc truyền thống của người Turkmenistan. Nhạc cụ Dutar là loại đàn cổ dài, hai dây, thân hình quả lê được bao phủ bởi một tấm gỗ mỏng. Nhạc cụ được sử dụng trong tất cả các thể loại âm nhạc và ca hát chính thống của người dân xứ Turkmenistan.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 3

Dutar có thể được chơi một cách riêng lẻ, hay kèm theo hát hoặc ngâm thơ. Nhạc Dutar là một phần thiết yếu của các nghi lễ, lễ kỷ niệm quốc gia, lễ hội và các cuộc tụ họp xã hội tại Turkmenistan. Nghệ thuật Dutar và các kỹ năng trình diễn liên quan được truyền từ cha sang con trai.

17. Seychelles - Điệu nhảy Moutya

Điệu Moutya được du nhập vào Seychelles bởi những người nô lệ châu Phi đến cùng với những người Pháp định cư vào đầu thế kỷ 18. Một điệu nhảy gợi cảm với vũ đạo đơn giản, theo truyền thống, điệu nhảy này được biểu diễn xung quanh đống lửa trại cùng tiếng trống đánh nhịp. Trong lịch sử, moutya đại diện cho tình thần mạnh mẽ trước mọi khó khăn, và là một phương tiện để thể hiện ý chí chống lại bất công xã hội.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 4

Điệu nhảy thường được biểu diễn một cách tự phát trong cộng đồng, cũng như tại các cuộc tụ họp và sự kiện văn hóa. Moutya được truyền tải không chính thức thông qua biểu diễn và quan sát; và chính thức thông qua nghiên cứu, tài liệu.

18. Madagascar - Nghệ thuật Malagasy Kabary

Malagasy Kabary là nghệ thuật ngâm thơ có tính hội thoại. Những đoạn ngâm có cấu trúc chặt chẽ, bao gồm các câu tục ngữ, châm ngôn, hình tượng tu từ và cách chơi chữ.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 5

Ban đầu, Malagasy Kabary thường được sử dụng bởi các nhà lãnh đạo để giao tiếp với cộng đồng, sau đó đã trở thành yếu tố không thể tách rời khỏi đời sống xã hội ở Madagascar.

Malagasy Kabary giờ được sử dụng tại các lễ hội, tang lễ, nghi lễ và các sự kiện, hoạt động phổ biến, ví dụ như khi hai nhà hùng biện trước một cuộc họp và cùng thực hành loại hình này để đối thoại với nhau. Việc biểu diễn/thể hiện có thể kéo dài vài giờ, tùy thuộc vào loại sự kiện.

19. Senegal - Ẩm thực Ceebu Jën

Ceebu jën là một món ăn mang tính biểu tượng của người Senegal. Mặc dù công thức nấu ăn sẽ có sự khác nhau giữa các vùng, nhưng món ăn này thường nấu với bít tết cá, cơm tấm, cá khô, và các loại rau theo mùa, như hành tây, mùi tây, cà rốt, cà tím, bắp cải trắng, sắn, khoai lang, đậu bắp và lá nguyệt quế.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 6

Công thức và kỹ thuật nấu Ceebu Jën được truyền từ mẹ sang con gái. Trong hầu hết các gia đình, Ceebu Jën được ăn bằng tay (thìa hoặc nĩa được sử dụng trong các nhà hàng). Được xem như một sự khẳng định bản sắc của người Senegal, món ăn đã trở thành "quốc hồn quốc túy" của đất nước.

20. Bahrain - Biểu diễn âm nhạc Fjiri

Fjiri là buổi biểu diễn âm nhạc kỷ niệm lịch sử nghề lặn biển mò ngọc trai ở Bahrain. Được xem như một phương tiện thể hiện sự kết nối giữa người dân Bahrain và biển cả, tập tục này tồn tại từ cuối thế kỷ 19, thường được biểu diễn bởi hậu duệ của những người thợ lặn biển mò ngọc trai và những cá nhân khác quan tâm đến việc bảo tồn truyền thống. .

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 7

Trong buổi biểu diễn, một nhóm nhạc công toàn nam ngồi thành vòng tròn, vừa hát vừa chơi các nhạc cụ gõ. Tâm của vòng tròn được là các vũ công và ca sĩ chính.

21. Iraq — Các kỹ năng và nghệ thuật thủ công truyền thống Al-Naoor

Al-naoor là một bánh xe bằng gỗ được làm bằng 24 cột và có gắn các bình đất sét ở chu vi bên ngoài. Bánh xe được sử dụng trên các dòng sông Euphrates ở Iraq. Bánh xe này được lắp đặt thẳng đứng trên các dòng sông. Khi dòng điện quay bánh xe, các bình hứng nước, đưa đến đầu bánh xe và đổ vào các đường nước dẫn đến thẳng đến các cánh đồng. Kiến ​​thức và kỹ năng liên quan đến Al-naoor được truyền qua các thế hệ trong gia đình, văn học và giáo dục chính quy.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 8

22. Palestine - Nghệ thuật thêu ở Palestine, thực hành, kỹ năng, kiến ​​thức và nghi lễ

Ở Palestine, trang phục của phụ nữ làng quê thường bao gồm áo dài, quần dài, áo khoác, mũ đội đầu và mạng che mặt. Mỗi bộ quần áo được thêu với nhiều biểu tượng khác nhau bao gồm chim, cây và hoa. Hình thêu được may bằng chỉ lụa trên len, lanh hoặc cotton. Việc lựa chọn màu sắc và kiểu dáng cho biết bản sắc riêng của từng khu vực cũng như tình trạng hôn nhân và kinh tế của một người phụ nữ.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 9

Thêu được xem là một hoạt động xã hội gắn kết các thế hệ, trong đó phụ nữ tụ tập và hợp tác với nhau cùng thêu để bổ sung thu nhập cho cả gia đình. Tập tục được truyền từ mẹ sang con gái và thông qua các khóa đào tạo chính thức.

23. Cộng hòa Ả Rập Syria - Âm nhạc truyền thống Al-Qudoud al-Halabiya

Al-Qudoud al-Halabiya là một hình thức âm nhạc truyền thống, sử dụng cho mục đích cả tôn giáo và giải trí với phần đệm của một nhóm nhạc, lời bài hát có thể thay đổi tùy theo loại sự kiện. Mặc dù loại hình này đã bị ảnh hưởng bởi những thay đổi xã hội, Al-Qudoud al-Halabiya vẫn giữ được các yếu tố truyền thống và tiếp tục được biểu diễn khắp mọi nơi, được xem như một nguồn sức mạnh phục hồi, đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 10

Việc thực hành loại hình truyền thống này được truyền tải một cách không chính thức thông qua truyền miệng và chính thức thông qua các chương trình giảng dạy và thông tin truyền thông.

24. Ma-rốc - Biểu diễn cưỡi ngựa Tbourida

Tbourida là một buổi biểu diễn cưỡi ngựa của người Ma-rốc tồn tại từ thế kỷ 16. Tại đây, người trình diễn mô phỏng một chuỗi các cuộc diễu hành quân sự, được tái tạo lại theo các quy ước Ả Rập-Amazigh, bao gồm một cuộc diễn tập nhào lộn vũ trang và mô phỏng một cuộc xuất quân trong chiến tranh.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 11

Những người cưỡi ngựa mặc trang phục và phụ kiện đại diện từng thời kỳ, cho các bộ tộc hoặc theo khu vực sinh sống. Những con ngựa được buộc dây và đóng yên bằng vật liệu truyền thống. Thông tin và các kỹ năng liên quan được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình, qua truyền khẩu và quan sát.

25. Thổ Nhĩ Kỳ - Hüsn-i Hat, thư pháp truyền thống trong nghệ thuật Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ

Hüsn-i Hat là nghệ thuật thư pháp tồn tại từ nhiều thế kỷ trước ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các công cụ truyền thống bao gồm một tờ giấy tráng men, một cây bút sậy, dao bút và mực bồ hóng. Nhiều nhà thư pháp, hay còn gọi là hattats, đã tự chế tạo công cụ riêng. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dạy nghệ thuật truyền thống thư pháp Hüsn-i Hat đến cộng đồng.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 12

Thư pháp Hüsn-i Hat có thể được viết trên giấy, da, đá, đá cẩm thạch, thủy tinh và gỗ... Theo truyền thống, loại hình này được sử dụng cho các văn bản tôn giáo và văn học.

26. Phần Lan - vĩ cầm, nhạc cụ dân gian của người Kaustinen

Âm nhạc dân gian Kaustinen là một truyền thống của Phần Lan, với nhạc cụ chính là vĩ cầm, có đặc điểm là nhịp điệu đảo phách và có trọng âm để mọi người dễ dàng nhảy theo. Hầu hết cư dân của Kaustinen và các cộng đồng lân cận coi loại hình này là một khía cạnh thiết yếu của bản sắc dân tộc và là biểu tượng của sự bình đẳng.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 13

Tồn tại và phát triển trong hơn 250 năm, nghệ thuật vĩ cầm của người Kaustinen được biểu diễn trong các sự kiện cộng đồng và cả các buổi tụ họp riêng tư, bao gồm cả tại Liên hoan Âm nhạc Dân gian hàng năm.

27. Đan Mạch - múa trống và ca hát của người Inuit

Múa trống và ca hát là những hình thức biểu đạt nghệ thuật truyền thống của người Inuit ở đảo Greenland. Loại hình nghệ thuật này thường được biểu diễn trong các lễ kỷ niệm và các sự kiện xã hội, có thể được biểu diễn bởi một cá nhân hoặc theo nhóm. Trong khi múa trống, trống (hay còn gọi là qilaat) được di chuyển theo các hướng khác nhau, người ta sẽ đánh vào khung của trống để tạo ra những âm thanh vang dội, sắc nét.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 14

Nội dung bài trống là lời tự sự trữ tình về cuộc sống thường nhật hàng ngày. Đối với người Inuit, múa trống và ca hát thể hiện bản sắc chung và ý thức cộng đồng. Việc thực hành được truyền đạt thông qua các hiệp hội văn hóa, câu lạc bộ, phòng tập và tổ chức khiêu vũ.

28. Malta - L-Għana, truyền thống hát dân gian

L-Għana được sử dụng để mô tả ba loại hát dân gian có vần ở Malta. Hình thức phổ biến nhất là ‘quick-wit’ għana, một cuộc đấu ngẫu hứng giữa một hoặc hai cặp ca sĩ, tập trung vào vần điệu, tranh luận thuyết phục và đối đáp dí dỏm.

Các phiên biểu diễn Għana được tổ chức quanh năm tại các địa điểm cộng đồng và tư nhân, được xem như nền tảng cho các cuộc tranh luận và phản ánh chính trị xã hội không chính thức về lịch sử. Là một phần không thể thiếu của văn hóa Malta, tập tục này được truyền qua các thế hệ trong gia đình và được coi là yếu tố quan trọng đối với việc bảo tồn tiếng Malta (thuộc Ngữ tộc Semit) độc đáo.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 15
Ngữ tộc Semit là nhóm ngôn ngữ bắt nguồn từ Trung Đông, hiện được sử dụng ở Tây Á, Tiểu Á, Bắc Phi và Sừng châu Phi, ngoài ra còn có những cộng đồng người nói Ngữ tộc Semit lớn tại Bắc Mỹ và châu Âu, và những cộng đồng nhỏ hơn tại Nam Mỹ, Úc, Kavkaz và Trung Á.

29. Bồ Đào Nha - Lễ hội cộng đồng ở Campo Maior

Lễ hội cộng đồng của Campo Maior là một sự kiện phổ biến, khi đó các đường phố của Campo Maior ở Bồ Đào Nha được trang trí bằng hàng triệu bông hoa giấy nhiều màu sắc. Ủy ban thành phố sẽ quyết định thời gian và màu sắc chủ đề, còn người dân sẽ trang trí phố phường trong nhiều tháng. Có một cảm giác cạnh tranh thân thiện giữa các đường phố để xem phố nào sẽ có thiết kế đẹp nhất. Do đó, các đồ trang trí được giữ bí mật cho đến tận đêm hôm diễn ra lễ hội.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 16

Việc thực hành phong tục này giúp tăng cường khả năng sáng tạo và tính cộng đồng của thành phố, thường được truyền tải giữa các thế hệ trong gia đình và trường học.

30. Tajikistan - Âm nhạc dân gian truyền thống Falak

Falak, có nghĩa là ‘trời’, ‘lộc’ và ‘vũ trụ’, là âm nhạc dân gian truyền thống của người miền núi Tajikistan. Thể loại âm nhạc giàu tính biểu cảm và triết lý này có thể được trình diễn bởi một nghệ sĩ độc tấu, với một nhạc cụ đệm duy nhất hoặc với một dàn đồng ca và vũ công. Đặc trưng bởi âm vực cao, các bài hát falak thường liên quan đến tình yêu, nỗi đau, và quê hương.

43 Di sản Văn hóa Phi vật thể mới được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 17

Loại hình âm nhạc này được xem như dấu hiệu nhận biết và bản sắc của cộng đồng miền núi, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong các gia đình và thông qua giáo dục chính quy.

(Còn tiếp)

Theo UNESCO
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.