5 bài học cho quá trình chuyển đổi năng lượng trong thời kỳ đại dịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu đã đạt được nhiều mốc quan trọng trên cả kỳ vọng, mục tiêu đã đặt ra trong thập kỷ vừa qua. Nhờ sự đổi mới công nghệ và tinh thần chấp nhận rủi ro của các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp, công suất lắp đặt pin năng lượng mặt trời đã tăng gấp 7 lần trong khi tuabin gió gấp 3 lần kể từ năm 2010.
5 bài học cho quá trình chuyển đổi năng lượng trong thời kỳ đại dịch

Từng được coi là giấc mơ viễn vông, nhưng giờ đây năng lượng tái tạo đã dần đóng vai trò chính trong hoạt động sản xuất và nâng cao sản lượng điện so với nhiên liệu hóa thạch tại một số quốc gia. Thập kỷ vừa qua cũng chứng kiến ​​số lượng người dân không được tiếp cận với các nguồn năng lượng mới giảm đáng kể.

Tuy nhiên, chuyển đổi năng lượng vẫn còn là một chặng đường dài phía trước. Tính đến năm 2019, 81% nguồn cung năng lượng trên thế giới vẫn đến từ nhiên liệu hóa thạch. Trong khi tỷ trọng nhiên liệu than sử dụng trong cơ cấu sản xuất điện liên tục giảm, song sản lượng điện sản xuất từ ​​than vẫn gia tăng về mặt tuyệt đối - chủ yếu ở các khu vực có nhu cầu năng lượng tăng cao.

Theo Chỉ số chuyển đổi năng lượng năm 2021 được Diễn đàn Kinh tế Thế giới ghi nhận, một phân tích đã chỉ ra rằng trong số 115 quốc gia trên toàn thế giới, chỉ 10% các nước duy trì được quá trình chuyển đổi năng lượng phát triển theo một quỹ đạo ổn định.

Mặc dù hầu hết các quốc gia đều đã đạt được những tiến bộ nhất định, song vẫn còn tồn tại một số thách thức. Khi thế giới bước sang thập kỷ chuyển giao mới, các cam kết và những lời hứa được hy vọng sẽ trở thành những hành động mang tính quyết liệt hơn. Vì vậy, việc duy trì sự nhất quán về mục tiêu là điều tối quan trọng nhằm đảm bảo tiến trình chuyển đổi năng lượng diễn ra hiệu quả và đúng tiến độ đã được đề ra.

Khi quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu ngày càng được thúc đẩy nhanh chóng, thì những rủi ro cũng sẽ ngày càng gia tăng. Việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng không chỉ phụ thuộc vào những tiến bộ về mặt công nghệ, mà còn dựa vào phương hướng giải quyết các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội.

5 bài học quan trọng cũng như những vấn đề có thể làm chậm lại quá trình chuyển đổi năng lượng đã được chỉ ra sau những nỗ lực vượt qua khó khăn, trở ngại khi đại dịch COVID-19 bùng phát nhằm duy trì tiến trình đạt hiệu quả .

Năng lượng và tăng trưởng kinh tế

Bài toán giữa “môi trường – kinh tế” được xem là trọng tâm của quá trình chuyển đổi năng lượng. Các nỗ lực phục hồi nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế hậu đại dịch COVID-19 được kỳ vọng là một chất xúc tác thúc đẩy kể hoạch “phát triển xanh”. Tuy nhiên, dù từng đạt mức cắt giảm lượng khí thải thấp kỷ lục trong lịch sử do ngừng hoạt động vì đại dịch, con số này ở nhiều quốc gia đã nhanh chóng tăng trở lại mức trước đại dịch bùng phát.

Dù một loạt các cam kết chi hàng nghìn tỷ USD cho các lĩnh vực liên quan trong quá trình chuyển đổi năng lượng được các quốc gia đưa ra, song phần lớn trong số đó lại được phân bổ cho các lĩnh vực sử dụng nhiều lượng lớn khí thải carbon.

Các nước cần tiến hành đầu tư vào cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường bởi bước đi này sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và tạo ra nhiều việc làm hơn.

Tiến trình chuyển đổi biến động không ngừng

Theo các dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, khi nền kinh tế toàn cầu trở lại trạng thái bình thường mới, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ phục hồi chậm hơn, với nhiều khả năng ​​sẽ khó đạt mức tăng trưởng GDP như trước đại dịch cho đến năm 2023.

Các thách thức về tài khóa cũng như triển vọng phục hồi kinh tế sẽ tạo ra những hạn chế trong khả năng đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng của một số quốc gia. Nhằm đảm bảo các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có thể nhanh chóng phục hồi và tiếp tục triển khai tiến trình chuyển đổi năng lượng, việc tăng cường sản xuất và phân phối vaccine ngằ COVID-19 một cách công bằng là vô cùng quan trọng.

Bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất

Đại dịch đã “khoét sâu” vào những vấn đề mà những người là nạn nhân của tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập đang phải đối mặt. Họ là những người có nguy cơ rất dễ bị lây nhiễm và sẽ không đủ khả năng tài chính chi trả các dịch vụ y tế do mất thu nhập và việc làm.

Nhiều khả năng các bộ phận dễ bị tổn thương trong xã hội sẽ không được hưởng lợi mà thậm chí sẽ còn phải chịu nhiều tác động từ quá trình chuyển đổi năng lượng. Lấy ví dụ, những người dễ bị tổn thương sẽ không thể tiếp cận những nguồn năng lượng mới có giá thành cao dù đã được nhận hỗ trợ từ các khoản trợ cấp. Hơn thế, nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, nhiều quốc gia sẽ áp dụng “thuế carbon”, đây được xem sẽ là gánh nặng thêm cho những người này.

Hợp tác quốc tế

Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ những hạn chế trong hoạt động hợp tác quốc tế nhằm giảm thiểu và giải quyết tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu. Biến đổi khí hậu, được xem là động lực chính của quá trình chuyển đổi năng lượng, hiện là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu lương thực và nước sạch ở nhiều nơi trên thế giới. Và được dự báo ​​rằng nó sẽ gây ra làn sóng di cư chưa từng có trong tương lai gần.

Quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ là một “bài kiểm tra” về mức độ hiệu quả trong hợp tác quốc tế. Và nó đòi hỏi sự phát triển của các cơ chế hợp tác đa phương giúp giải quyết những thách thức chung để sớm đạt được những mục tiêu đề ra trong tiến trình này.

Kêu gọi mọi công dân tham gia

Với những tác động ngày càng sâu rộng trong nền kinh tế và xã hội hiện đại, quá trình chuyển đổi năng lượng mnag ý nghĩa có tính hệ thống và đòi hỏi sự tham gia tích cực của mọi cá nhân.

Với các mục tiêu được đặt ra trong thời gian tới, việc các cá nhận thiếu đi hành động góp phần cộng hưởng để giải quyết một vấn đề tập thể sẽ khiến cho tiến độ chung bị kéo chậm lại. Điều này nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tăng cường hiểu biết về chuyển đổi năng lượng để đảm bảo sự tham gia tích cực của mọi thành phần trong xã hội.

Theo Japan Times
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.