62 người chết và mất tích do mưa lũ miền Trung

(Ngày Nay) - Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống thiên tai, tính đến ngày 16/10/2020 có 55 người chết, 7 người mất tích do mưa lũ tại miền Trung.
Mưa lũ ở các tỉnh miền Trung đang diễn biến rất phức tạp. Ảnh: Thanh Niên
Mưa lũ ở các tỉnh miền Trung đang diễn biến rất phức tạp. Ảnh: Thanh Niên

Cụ thể, số người 55 chết (tăng 15 người so với báo cáo ngày 15/10), trong đó: Quảng Bình 02, Quảng Trị 13 (tăng 1 người trên tàu Vietship), Thừa Thiên Huế 22 (tăng 14 người do mất tích đã tìm thấy thi thể), Quảng Nam 09, Đà Nẵng 03, Quảng Ngãi 01, Gia Lai 01, Đắk Lắk 01, Lâm Đồng 01, Kon Tum 02.

Số người mất tích: 7 người, gồm: Quảng Trị 03, Đà Nẵng 01, Quảng Nam 02, Gia Lai 01.

Thiệt hại về nhà ở: 649 nhà bị sập đổ, hư hỏng, 150.685 nhà bị ngập.

Về giao thông: 168 điểm Quốc lộ, 33.639m đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng.

Về nông nghiệp: 900ha lúa, 5.514ha hoa màu bị ngập, vùi lấp; 3.978ha thủy sản bị thiệt hại; 445.708 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Theo Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống thiên tai, hồi 04h ngày 16/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 113,9 độ Kinh Đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Dự báo trong 12 đến 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25-30km đi vào đất liền khu vực các tỉnh Trung Bộ rồi suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Đến 04 giờ ngày 17/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 106,1 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ). Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Hiện nay, lũ trên các sông tiếp tục xuống, dự báo: Từ ngày 16-21/10 trên các sông từ Nghệ An đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện một đợt lũ, đỉnh lũ ở hạ lưu các sông từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, thượng nguồn các sông ở Bình Định, Phú Yên, KonTum, Gia Lai có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3; riêng các sông từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế vượt mức BĐ3.

Tính đến 17h ngày 15/10/2020, còn 14.937 hộ bị ngập và có nguy cơ sạt lở đất đang phải sơ tán, trong tổng số 21.785 hộ đã sơ tán; trong đó 14.867 hộ phải sơ tán do ngập lụt thuộc một số nơi của 07 huyện, tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam (Thừa Thiên Huế: 14.857 hộ; Quảng Nam: 10 hộ), 70 hộ phải di dời do nguy cơ sạt lở đất thuộc huyên Tây Giang (Quảng Nam). Các địa phương khác nước đã rút, người dân đã trở về nhà.

Các địa phương cần tiếp tục thực hiện các Công điện của Thủ Tướng chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT, trong đó tập trung thực hiện các nội dung sau

Tiếp tục tìm kiếm người còn mất tích; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, nhất là những hộ có người chết, mất tích, cứu chữa người bị thương; cứu trợ khẩn cấp lương thực, thực phẩm cho các hộ có nguy cơ thiếu đói; vệ sinh môi trường, nhà ở, nước sạch cho người dân bị thiệt hại; khẩn trương khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, phục hồi sản xuất.

Hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai tại các tỉnh miền Trung theo đề nghị của Ban Chỉ đạo TW PCTT tại văn bản số 145/TWPCTT ngày 14/10/2020. Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, giám sát việc vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn công trình và hạ du, đặc biệt là đối với các hồ chứa lưu vực sông Hồng, sông Hương và sông Vu Gia - Thu Bồn; 

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, ATNĐ trên biển Đông; hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, cả người dân ở vùng lũ đã rút, tránh tâm lý chủ quan.

Tiếp tục rà soát đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, tổ chức rút kinh nghiệm công tác ứng phó, cứu hộ cứu nạn trong đợt mưa lũ. Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn tàu thuyền trên biển di chuyển trú, tránh ATNĐ và tại các khu neo đậu, tránh để lặp lại các sự cố về tàu, thuyền những ngày vừa qua, đặc biệt lưu ý tàu vận tải, neo đậu nơi cửa sông khi có lũ.

Kiểm tra khu vực dân cư có nguy cơ sạt lở, lũ quét kể cả các khu đô để chủ động di dời đến nơi an toàn. Kiểm tra chuẩn bị các phương án, biện pháp ứng phó với mưa, lũ lớn tại các khu vực Trung Trung Bộ, đặc biệt là các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt mưa lũ vừa qua./.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?