8.000 người tham gia khóa học về quyền tự do ngôn luận, AI và bầu cử

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hơn 8.000 người từ 165 quốc gia đăng ký khóa học trực tuyến miễn phí về tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với quyền tự do ngôn luận và bầu cử.
8.000 người tham gia khóa học về quyền tự do ngôn luận, AI và bầu cử. Ảnh: Shutterstock
8.000 người tham gia khóa học về quyền tự do ngôn luận, AI và bầu cử. Ảnh: Shutterstock

Năm 2024 được xem là “năm siêu bầu cử” khi 76 quốc gia, đại diện cho hơn một nửa dân số thế giới, sẽ tổ chức bầu cử. Vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) trong tiến trình bầu cử ngày càng quan trọng, AI được sử dụng rộng rãi để tạo và lan truyền thông tin, tác động trực tiếp đến kết quả bầu cử. Bên cạnh những lợi ích như giảm chi phí và phản hồi tức thì, AI cũng tiềm ẩn nguy cơ bị lạm dụng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là trong việc lan truyền thông tin sai lệch, tin giả và ngôn từ kích động thù địch trên mạng xã hội.

Bảo đảm quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin chính xác là nền tảng cho các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI) trong kỷ nguyên kỹ thuật số mang đến những thách thức mới, đòi hỏi các giải pháp sáng tạo để duy trì tính liêm chính của các quy trình bầu cử.

Nhằm giải quyết những thách thức này, UNESCO, UNDP và Trung tâm Knight thuộc Đại học Texas đã tổ chức một khóa học trực tuyến về tự do ngôn luận, AI và bầu cử (MOCC). Khóa học thu hút sự tham gia của các cơ quan quản lý bầu cử, đại diện của các tổ chức xã hội dân sự, nhà báo và học giả.

MOOC được cung cấp bằng tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha. Khóa học cung cấp cho người tham gia kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu của Liên Hợp Quốc, tổ chức xã hội dân sự và cơ quan quản lý bầu cử, hỗ trợ giải quyết những thách thức công nghệ mới nổi đặt ra đối với hệ sinh thái thông tin và quyền tự do ngôn luận trong các cuộc bầu cử.

Theo UNESCO
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).