Hồ Boiling
Hồ Boiling |
Hồ nước nóng Boiling, nằm ở Dominica – một hòn đảo thuộc vịnh Caribe xinh đẹp, là suối nước nóng lớn thứ hai trên trái đất. Nơi ít nóng nhất cũng có nhiệt độ dao động từ 80-90 độ C và chưa từng có người nào dám nghĩ đến việc đo lường nhiệt độ tại trung tâm hồ, nơi các bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy nước đang sôi sùng sục.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự rò rỉ liên tục dung nham từ vết nứt dưới đáy hồ, do đó việc kiểm soát nhiệt độ tại nơi đây là một nhiệm vụ bất khả thi.
Hồ Horseshoe
Hồ Horseshoe nằm gần thành phố Mammoth Lakes được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”. Thành phố được xây dựng trên đỉnh của một ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động, nhưng trong nhiều năm người ta luôn cho rằng hồ Horseshoe hoàn toàn không hề nguy hiểm.
Hồ Horseshoe chứa lượng CO2 rất lớn |
Mọi chuyện thay đổi vào khoảng 20 năm về trước, khi chỉ trong một thời gian ngắn cây cối quanh hồ nhanh chóng khô héo và chết. Sau khi nghiên cứu mọi khả năng, các nhà khoa học xác định nguyên nhân là do lượng CO2 quá lớn sinh ra từ các chuỗi magma đang đông nguội nằm sâu trong lòng đất. Năm 2006, ba người đã thiệt mạng do ngộ độc CO2 trong khi đang trú ẩn trong một hang động gần Horseshoe.
Hồ Karachay
Nằm trên dãy núi Ural hùng vĩ, phía tây nước Nga, hồ Karachay sâu thẳm với làn nước xanh ngắt là một trong những hồ nước nguy hiểm nhất trên thế giới. Trong một dự án tối mật, Chính phủ Nga đã sử dụng nơi này để chôn giấu chất thải phóng xạ suốt nhiều thập kỷ kể từ năm 1951.
Mặt nước trong xanh nhưng hồ Karachay lại vô cùng nguy hiểm |
Nồng độ phóng xạ cao đến nỗi chỉ cần đứng quanh hồ trong 5 phút, con người sẽ hấp thụ một lượng bụi phóng xạ đủ để gây tử vong. Trong một đợt hạn hán hồi năm 1961, nước hồ cạn dần khiến bụi phóng xạ theo những cơn gió bay xa làm khoảng 500.000 người bị nhiễm phóng xạ, một thảm kịch được so sánh tương đương với thảm kịch bom nguyên tử tại Hiroshima năm 1945.
Hồ Kivu
Hồ Kivu nằm gần biên giới Công-gô và Rwanda không chỉ là nơi tập trung một lượng CO2 lớn do nằm trên một miệng núi lửa, mà còn ẩn chứa trong mình 55 tỷ m3 khí metan sinh ra bởi vi khuẩn dưới đáy hồ.
Hồ Kivu ẩn chứa một lượng lớn khí mê tan |
Sự kết hợp chết người khiến Kivu trở thành hồ nước nguy hiểm nhất trên thế giới. Nếu chẳng may núi lửa phun trào hay động đất xảy ra, khoảng 2 triệu người sẽ bị đe dọa tính mạng do nổ khí metan hay ngộ độc khí CO2.
Hồ Michigan
Con sóng mạnh ở hồ Michigan |
Nằm trong quần thể Ngũ Hồ ở biên giới Mỹ - Canada, hồ Michigan là hồ nguy hiểm nhất. Làn nước ấm áp là điểm nổi bật mời gọi cư dân địa phương cũng như du khách mặc những hiểm họa được báo trước đến từ những dòng nước ngầm chảy siết dưới hồ, nguyên nhân cướp đi sinh mạng của một số nạn nhân đều đặn hàng năm.
Hình dạng của hồ khiến những dòng nước xoáy và những con sóng to dễ dàng hình thành đe dọa tính mạng con người, nhất là vào những tháng mùa thu từ tháng Mười đến tháng Mười một khi nhiệt độ không khí và nước thay đổi đột ngột càng làm các con sóng và dòng nước xoáy trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Hồ Mono
Từng là một trong những hồ nước có hệ sinh thái phong phú và độc đáo nhất thế giới, hồ Mono là một hồ muối cổ nằm ở hạt Mono, bang California. Hồ nước này không có cá, nhưng có hàng nghìn tỷ con tôm nước mặn và ruồi Alkan sinh sống tại đây. Cho đến tận năm 1941, hồ nước xinh đẹp này vẫn hoàn toàn vô hại.
Độ mặn cao là nguyên nhân khiến hồ Mono trở nên nguy hiểm |
Nhưng sau đó, để phục vụ quá trình phát triền, Chính quyền thành phố Los Angekes đã hút cạn các dòng suối xung quanh lưu vực hồ Mono. Sự can thiệp đó đã diễn ra suốt 50 năm cho đến năm 1990, hồ Mono mất đi một nửa lượng nước trong khi độ mặn tăng gấp đôi khiến nó trở thành hồ nước mặn độc hại chứa trong mình đầy Carbonat, Chlorides và Sulfate. Một hội đồng được thành lập để khắc phục nhưng quá trình phục hồi được dự kiến sẽ phải mất đến vài thập kỷ mới hoàn thành.
Hồ Monoun
Hồ Monoun thuộc Cameroon |
Nằm ở vùng núi lửa Oku (Cameroon), thoạt nhìn hồ Monoun chỉ là một hồ nước thông thường nhưng thực chất lại là một trong ba hồ nước trên trái đất chứa một lượng than bùn khổng lồ, nguyên nhân gây ra cái chết của 37 người vào năm 1984 do ngộ độc CO2.
Mười hai nạn nhân trong số đó đang di chuyển trên một chiếc xe tải, họ xuống xe để xem xét khi chiếc xe bị chết máy và đã tử vong do hít phải khí độc chết người.
Hồ Nyos
Hồ Nyos chứa axit carbonic độc hại |
Năm 1986, hồ Nyos, con hồ chỉ cách hồ Monoun 100 km trở nên nguy hiểm sau khi CO2 từ một túi magma ở đáy hồ rò rỉ vào nước, biến thành axit carbonic. Sự chuyển động của trái đất tạo một đám mây CO2 khổng lồ bốc lên từ hồ, giết hại hàng nghìn người và động vật ở các thị trấn và làng mạc gần đó. Sự việc thảm khốc này là vụ ngạt hàng loạt đầu tiên do nguyên nhân tự nhiên được phát hiện.
Con hồ vẫn là mối đe dọa vì bờ hồ rất mỏng manh và thậm chí một cơn động đất nhẹ nhất cũng có thể phá hủy nó. Nếu nước trong hồ Nyos chảy tự do thì nhiều làng mạc theo dòng chảy sang Nigeria cũng có thể bị tàn phá.
Hồ Ozarks
Mặc dù hồ Ozarks dường như trong lành với những cơn gió mát mẻ và tiếng chim hót nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Không ai kiểm soát nên các tàu thuyền lớn tranh chấp trên vùng này và đe dọa tới các tàu thuyền nhỏ hơn biến nơi đây trở thành một nơi nguy hiểm cộng thêm những cơn sóng và đường rẽ nước mạnh.
Hồ Ozarks đáng sợ thứ ba nước Mỹ |
Cùng với đó, người ta cũng đo được mật độ ecoli rất cao, một phần do nước thải chưa qua xử lý từ một nhà hàng địa phương cách đó 11 km xả trực tiếp xuống hồ. Hồ Ozarks đứng thứ ba trong số những đường thủy nguy hiểm nhất nước Mỹ chỉ sau Đại Tây Dương và Sông Colorado.
Đọc thêm các bài về du lịch:
1. Điểm danh 10 ngọn hải đăng đẹp nhất thế giới
2. Khám phá 15 đài phun nước kì vỹ nhất thế giới
3. Mê mẩn ngắm khu vườn bướm đầy màu sắc ở Phuket
4. 10 bữa tiệc ánh sáng ảo diệu nhất trến thế giới
5. Tuyệt phẩm đẹp ngỡ ngàng bên trong nhà thờ Hồi giáo trên thế giới