Ẩm thực Trung Quốc vươn ra thị trường toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lẩu và trà sữa Trung Quốc đã trở thành làn sóng bùng nổ toàn cầu. Tuy nhiên, các thương hiệu ẩm thực nổi tiếng của nước này dường như chỉ tập trung phát triển ở những nước gần kề.
Ẩm thực Trung Quốc vươn ra thị trường toàn cầu

Anh Chang Le, một sinh viên 21 tuổi, chia sẻ rằng bản thân luôn cảm thấy nhớ nhà trong suốt 6 tháng du học tại bang Massachusetts (Mỹ). “Tôi ngạc nhiên nhưng cũng rất phấn khích khi thấy Haidilao xuất hiện ở nước ngoài. Giá cả có phần đắt hơn một chút, một số món không đúng vị hoặc không có chất lượng tương đương như ở Trung Quốc, nhưng vẫn mang hương vị quê nhà”, anh Chang cho biết.

Ẩm thực Trung Quốc ở nước ngoài đã tiến xa hơn so với thời kỳ chỉ có gà Kung Pao và hàu. Hiện nay, thế hệ con cháu người Trung định cư khắp thế giới đã mở nhiều nhà hàng được đánh giá cao, phục vụ các món ăn đặc trưng từ nhiều vùng miền của quê hương mình. Tuy nhiên, đối với những người mới xa nhà, thật khó để tìm được hương vị của những món ăn đã cùng họ lớn lên.

Nhu cầu này đã thúc đẩy sự mong muốn vươn ra thế giới của nhiều chuỗi nhà hàng Trung Quốc, trong đó có Yang’s Braised Chicken Rice, lẩu một người Zhangliang Malatang, và “ông lớn” ngành đồ uống Mixue.

Hiện nay, hàng chục thương hiệu Trung Quốc đang hoạt động ở nước ngoài, và phục vụ gần như mọi món ăn trong ẩm thực Trung Quốc. Tuy nhiên, có hai món đứng đầu và nổi bật hơn cả là lẩu và trà sữa.

Tận dụng hương vị cay nồng

Năm 2012, Haidilao khai trương cửa hàng nước ngoài đầu tiên tại Singapore. Sau đó, hãng đã xây dựng được một đế chế với 122 nhà hàng trải dài từ Mỹ đến Australia. Trong nửa đầu năm 2024, công ty Super Hi International, phụ trách điều hành hoạt động kinh doanh nước ngoài của Haidilao, báo cáo doanh thu 365 triệu USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhưng Haidilao không phải thương hiệu đầu tiên và duy nhất "vươn vòi bạch tuộc" ra thế giới. Chuỗi nhà hàng lẩu Chongqing Little Swan đã mở chi nhánh tại thành phố Seattle (Mỹ) từ năm 1995. Một số thương hiệu lẩu khác như Happy Lamb và Liuyishou Hot Pot đã xuất hiện ở nước ngoài từ những năm 2010.

Sự đơn giản là một trong những yếu tố giúp lẩu Trung Quốc thành công ở thị trường nước ngoài. Hầu hết các thương hiệu sử dụng nước lẩu được chế biến và đóng gói sẵn, có nguyên liệu cơ bản và dễ tìm nguồn cung cấp.

Sự phổ biến của lẩu đã giúp ẩm thực Tứ Xuyên trở thành những món ăn vùng miền được ưa chuộng nhất ở nước ngoài. Tuy nhiên, không phải chuỗi nhà hàng nào bán đồ ăn Tứ Xuyên cũng có thể đạt được sự thành công này. Mặc dù các thương hiệu Trung Quốc đã mở nhiều địa điểm ở nước ngoài, nhưng việc thiếu đầu bếp có tay nghề và sự khó khăn trong tìm nguồn nguyên liệu, khiến hầu hết quy mô hoạt động vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Nhà hàng Baguo Buyi, thương hiệu chuyên về cá ngâm Tứ Xuyên đã khai trương cửa hàng đầu tiên của họ vào năm 2013 tại Mỹ. Thế nhưng, đến hiện tại, họ vẫn chỉ mở được hai cơ sở ở quốc gia này sau 11 năm.

Bước tiến của các "đế chế" trà sữa

Nhà vô địch trong làn sóng mở rộng kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp ngành F&B Trung Quốc không phải là một chuỗi nhà hàng mà chính là thương hiệu trà sữa Mixue. Nổi tiếng với giá thành rẻ, điều đó đã giúp Mixue trở thành thương hiệu được yêu thích ở các thành phố và thị trấn nhỏ. Hãng đã nhanh chóng mở rộng chi nhánh ra nước ngoài trong 6 năm qua, và có đến hơn 4000 cơ sở ở thời điểm hiện tại. Như những thương hiệu trà sữa khác, phần lớn việc mở rộng tập trung ở khu vực Đông Nam Á.

Trong khi đó, chuỗi đồ uống Hey Tea nhắm đến phân khúc khách hàng trung lưu, bắt đầu mở rộng kinh doanh vào tháng 11/2018 tại Singapore, và gia nhập thị trường Malaysia vào cuối năm 2023. Thương hiệu trà cao cấp Nayuki cũng bắt đầu mở rộng ở khu vực Đông Nam Á năm 2023, khai trương một cửa hàng flagship tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.

Khu vực này mang đến những lợi thế rõ ràng cho những công ty Trung Quốc muốn lần đầu mở rộng kinh doanh quốc tế. Trong đó có thể kể đến Singapore, nơi có 63% dân số gốc Hoa và người tiêu dùng có khả năng chi trả cao, đây cũng là nơi phù hợp cho các thương hiệu hướng đến tệp khách hàng trung lưu như lẩu Xiao Long Kan, cá ngâm Tai Er và trà sữa Hey Tea.

Theo Sixth Tone
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).