An ninh kinh tế

(Ngày Nay) -Ba năm trước, Đại học Princeton tổ chức một hội nghị bàn tròn về an ninh của Đông Á. 
 
An ninh kinh tế

Năm quốc gia được mời tham dự bàn tròn gồm Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore.

Tại sao Singapore, một quốc gia Đông Nam Á vẻn vẹn 5 triệu dân lại được đại học hàng đầu nước Mỹ xếp ở vị trí trang trọng, ngang hàng với các quốc gia lớn nhất của thế giới và khu vực để bàn về thế sự của Đông Á? Trong khi các nước lớn hơn về quy mô dân số như Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Philippines hay Malaysia không được mời tham dự?

Singapore xuất hiện trong bàn tròn giữa các nước lớn vì Singapore là một trong những quốc gia phát triển nhất về kinh tế, không chỉ ở châu Á mà còn của thế giới. Sức mạnh kinh tế đã giúp Singapore có được vị thế quan trọng về chính trị và an ninh trong khu vực.

Hôm qua, tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC diễn ra ở Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ Donald Trump – bằng lối diễn thuyết hùng hồn quen thuộc - đã nhấn mạnh một nguyên lý kinh điển: “An ninh kinh tế chính là an ninh quốc gia”.

Bài học này không mới. Nó đã được khẳng định nhiều lần trong lịch sử, nhưng ôn lại thường xuyên cũng sẽ không bao giờ thừa.

Sự thịnh vượng về kinh tế đảm bảo một nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của quốc gia. Kinh tế mạnh là tiền đề để tạo ra cơ hội việc làm, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội. Kinh tế mạnh còn là tiền đề để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Vị thế kinh tế của một quốc gia cũng quyết định vị thế chính trị của quốc gia đó trên trường quốc tế.

Để đại diện của Singapore được mời ngồi cùng bàn với bốn nước lớn ở hội thảo nói trên là cả một câu chuyện dài bằng nhiều năm lịch sử. Năm 1965, Quốc hội Malaysia bỏ phiếu “trục xuất” Singapore ra khỏi Liên bang Malaysia. Lý Quang Diệu khi ấy đã phải gạt nước mắt xin lỗi đồng bào của mình vì sự thất bại chính trị này. Hiểu rằng nghèo thì thường trở nên hèn, Lý Quang Diệu ý thức rất rõ rằng Singapore chỉ có thể tồn tại nếu nó trở thành quốc gia mạnh về kinh tế. Một hòn đảo với vài triệu dân mà vẫn tiếp tục nghèo thì sẽ luôn trở thành đối tượng bị ăn hiếp, bị o ép đủ đường. Trở thành quốc gia phát triển nhất khu vực luôn là mục tiêu thôi thúc ông trong những năm lãnh đạo đất nước.

Chỉ sau vài chục năm, giờ đây Singapore trở thành nơi các nguyên thủ quốc gia thường xuyên ghé thăm để bàn chuyện thế sự của khu vực và quốc tế, nơi quy tụ những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu, và nơi lập nghiệp của biết bao nhân tài từ khắp thế giới. Singapore đã dệt nên tấm lưới an toàn cho mình bằng những quan hệ và lợi ích đan xen chằng chịt như thế.

Câu chuyện tiêu biểu thứ hai là Hàn Quốc. Từ một quốc gia lâm nguy trong chiến tranh, các lãnh đạo tiếp nối nhau của Hàn Quốc mà tiêu biểu là Tổng thống Park Chung Hee hiểu rằng, nếu anh không mạnh về kinh tế thì anh sẽ có thể bị thôn tính bất kỳ lúc nào. Đó cũng là động cơ nằm sau việc ông Park cho lập các tập đoàn kinh doanh lớn hậu thuẫn cho sự phát triển kinh tế đồng thời hậu thuẫn cho quân sự. Khi Nam Bắc chia cắt, phần lớn nguồn tài nguyên của Triều Tiên như quặng sắt, mỏ than, khoáng sản… đều nằm ở phía Bắc chứ không phải phía Nam. Ông cũng nổi tiếng với chương trình HCI (Heavy-Chemical Industry Drive) nhằm phát triển công nghiệp nặng và hóa chất – một trụ cột trong chiến lược phát triển kinh tế thập niên 1970 để từ đó củng cố cả kinh tế lẫn quốc phòng. Chỉ trong vòng 4 thập niên, trỗi dậy từ đống tro tàn của cuộc chiến tranh Nam - Bắc, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD và là một trong vài nền kinh tế quan trọng nhất ở Châu Á.

Nhìn lại lịch sử thế giới, chúng ta có thể tìm thấy vô số trường hợp minh chứng cho sự gắn bó mật thiết giữa an ninh kinh tế và an ninh quốc gia. Đồng thời cũng cần hiểu theo chiều ngược lại: khi kinh tế yếu kém thì chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ rất dễ bị đe dọa, vì thường thì nghèo quá hóa hóa hèn, thất bại kinh tế khiến một quốc gia dễ bị tổn thương trước sự o ép, thậm chí bắt nạt của các nước lớn.

Đế chế Khmer cùng với nền văn minh Angkor đã cống hiến cho nhân loại nhiều công trình kiến trúc kỳ vĩ nhất thế giới. Nhưng Angkok Wat được tạo ra bằng sự vắt kiệt mọi tài nguyên và nguồn lực của dân tộc. Khi những công trình này cùng với cơ sở hạ tầng hoành tráng (đặc biệt là hệ thống quản lý nước) thành hình thì cũng là lúc nguồn lực quốc gia cạn kiệt. Đế chế hùng mạnh khi nào đã không đủ sức chống chọi trước sự uy hiếp quân sự của láng giềng, đồng thời không có khả năng đối phó với hạn nặng do tác động của biến đổi khí hậu, cuối cùng phải bỏ lại kinh thành hoang phế ở sau lưng và dời đô về Phnompenh. Cho nên, nghèo về kinh tế sẽ hèn về quân sự, làm sao bảo đảm an ninh quốc gia?

Người Việt Nam có câu “dân có giàu thì nước mới mạnh”. Trí tuệ của dân tộc đã chỉ rõ kinh tế là sức mạnh hậu thuẫn cho chính trị, an ninh, và chủ quyền quốc gia. Dù ở Đông hay Tây, thời kim hay cổ thì an ninh kinh tế đã, đang và sẽ luôn quyết định an ninh quốc gia.

Ở Đà Nẵng hôm qua, không phải vô tình mà Tổng thống Trump ca ngợi công cuộc chuyển đổi kinh tế của nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Hàn Quốc.

Bài phát biểu tuy ngắn, nhưng có những điểm khiến người nghe phải suy ngẫm.

Theo Vnexpress
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.