An Tĩnh xưa - Một góc nhìn về Trung Kỳ dưới thời Đông Dương thuộc Pháp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Sau Bắc Kỳ với “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ” ; “Tiểu luận về dân Bắc Kỳ” ; và Nam Kỳ với bộ sách “Nam Kỳ và cư dân” ; Omega Plus tiếp tục cho ra mắt cuốn sách về vùng đất tiêu biểu của Trung Kỳ (Nghệ An - Hà Tĩnh): “An Tĩnh Xưa” do Hippolyte Le Breton – từng là hiệu trưởng trường Quốc học Vinh (nay là trường THPT Huỳnh Thúc Kháng – Nghệ An) viết vào những năm 20 của thế kỉ 19.
"An Tĩnh xưa" sẽ được phát hành trong tháng 6/2022. Ảnh: Omega+
"An Tĩnh xưa" sẽ được phát hành trong tháng 6/2022. Ảnh: Omega+

“An Tĩnh Xưa” được Le Breton soạn thảo trong thời gian giảng dạy và làm hiệu trưởng ở trường Quốc học Vinh (Collège de Vinh, 1924-1928), thành quả xứng đáng từ những lớp tham quan dã ngoại được tổ chức thường xuyên, kết hợp với sự giúp đỡ của nhiều đồng nghiệp, học trò và đặc biệt nhất là nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu, tổng hợp, phân tích tư liệu của ông.

Trong cuốn sách này, giáo sư sử học Hippolyte Le Breton đã phân chia An Tĩnh ra nhiều “xứ” theo góc độ địa lý-lịch sử, địa lý-văn hóa, chứ không dập khuôn theo địa giới hành chính. Ngoài phần giới thiệu, mở đầu và kết luận, tác phẩm có hai Đề mục lớn (một số bản dịch khác gọi là Thiên); riêng Đề mục II có đến tám chương.

Đây thực sự là một công trình đồ sộ về tư liệu; khoa học về phương pháp nghiên cứu, diễn giải, và nhất là về tâm huyết, trí tuệ, như ông đã tự dẫn câu của chính mình làm đề từ: “Hiểu tức là yêu thương; yêu thương tức là hiểu. Hai lời lẽ này dựa vào nhau, cần biết gắn lại với nhau bằng một bàn tay khỏe mạnh và khéo léo”. Khi tiếp xúc với tác phẩm này, nhiều người đã khẳng định ngay giá trị không thể chối cãi của nó.

Giáo sư Le Breton đã để lại cho chúng ta một công trình đồ sộ về An Tĩnh có tính khóa học cao, dày 372 trang, kèm theo gần 200 bức ảnh, trong đó có một số chụp bằng máy bay. Tác giả được đào tạo ở Pháp, có phương pháp làm việc tốt, lại có phương tiện hiện đại như máy chụp ảnh, có máy bay giúp sức, có địa đồ chính xác, có các ngành khoa học khác hỗ trợ như: địa chất, địa động học, địa lý khảo cổ... Qua 4 năm dạy học ở Vinh, kết hợp với môn sử học, giáo sư có hàng trăm học trò đi theo để khảo sát nhiều nơi, để sưu tầm, ghi chép dưới hình thức lớp học du ngoạn.

Ông cũng biết tổ chức và sử dụng nhiều cộng tác viên là học giả nho học như cụ Nguyễn Đức Tánh (Tú Tánh, người làng Hoành Sơn), cụ nghè Nguyễn Mai (tiến sĩ, quê xã Tiên Điền); lại còn một đội ngũ trí thức tân học giúp sức giáo sư như Nguyễn Văn Tố (Viện Viễn đông Bác cổ-Hà Nội), Lê Thước (giáo sư Quốc học Vinh)... Lại có hai cơ quan chuyên môn khuyến khích, cung cấp tư liệu là: Viện Viễn đông Bác cổ (Ecole Francaise de L’extreme Orient), hội những bạn xứ Huế xưa (Societé des Amis du Vieux Huế). Hai cơ quan này có tạp chí chuyên ngành nên có điều kiện công bố kịp thời những công trình nghiên cứu của giáo sư. Từ những bài báo ấy về sau giáo sư sưu tập và biên soạn lại để in thành “An Tĩnh xưa” (Le Lieux An Tinh) vào năm 1936.

Tuy vậy Le Breton cũng gặp rất nhiều khó khăn. Là người nước ngoài, ngôn ngữ bất đồng, thời gian cư trú ở Vinh rất ngắn ngủi (chỉ 4 năm). Những thư tịch Hán Nôm phải nhờ người khác thông dịch qua tiếng Việt, rồi mới dịch sang tiếng Pháp. Mỗi khi về các làng xã, tuy có học trò đi theo, lý hương, chức sắc sở tại thường mặc cảm, không cởi mở, vì dù sao họ vẫn nhìn giáo sư với con mắt “đó là một ông Tây thực sự”, một ông Tây đang phục vụ chế độ thực dân.

“An Tĩnh Xưa” được dịch giả Nguyễn Bân dịch trong những thập niên 1970, 1980; chủ yếu dùng làm tư liệu cho bản thân và bè bạn, đến bản dịch khá đầy đủ năm 1991 được chép tay trong một cuốn vở học sinh và bản hoàn thiện năm 1997.

Ông Võ Hồng Hải - Tiến sĩ Văn hóa học, Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh, Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Hà Tĩnh đánh giá đây là bản dịch rất đảm bảo nguyên tắc dịch thuật các công trình khoa học - chính xác, sát ý, trung thành với nguyên tác… Bởi ngoài trình độ Pháp ngữ, dịch giả Nguyễn Bân còn là một nhà Địa phương học am tường về địa lý, lịch sử, văn hóa xứ Nghệ, một người luôn sống và làm việc nghiêm cẩn, cầu thị, và hơn nữa, là một người trọn đời gắn bó, yêu quý, khát khao dâng hiến tâm sức cho mảnh đất Hồng Lĩnh - Lam Giang, quê hương thứ hai của ông.

“An Tĩnh Xưa” được các học giả, nhà nghiên cứu đánh giá cao, là tuyệt tác chuyên khảo lịch sử, không chỉ để lại kho tư liệu phong phú, quý giá về xứ Nghệ mà còn hướng đến phương pháp khảo cứu biên soạn đa dạng dựa trên tri thức của nhiều bộ môn, nhiều tài liệu liên quan. Cuốn sách nằm trong tủ sách “Hiểu Việt Nam qua tư liệu Pháp ngữ” của Omega Plus.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.