Ấn tượng không gian đậm đà văn hóa dân tộc tại Ngày Thơ Việt Nam 2024

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Không gian Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22, năm 2024 tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đậm đặc sắc màu văn hóa các dân tộc. Dù thời tiết không thuận lợi, trời mưa và rét nhưng nhiều người yêu thơ đã đến tham quan, để giao lưu, gặp gỡ những người làm thơ, yêu thơ.
Thời tiết mưa lạnh, song những người yêu thơ vẫn tới Hoàng thành Thăng Long, trên con đường thơ đọc và chiêm nghiệm những vần thơ hay. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Thời tiết mưa lạnh, song những người yêu thơ vẫn tới Hoàng thành Thăng Long, trên con đường thơ đọc và chiêm nghiệm những vần thơ hay. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

"Bản hòa âm" đầy sắc màu

Với chủ đề “Bản hòa âm đất nước”, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22 được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), trong 2 ngày 23 - 24/2. Đến tham dự Ngày Thơ Việt Nam năm 2024, công chúng và người yêu thơ được hòa mình vào không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với các hoa văn, họa tiết thổ cẩm đầy sắc màu. Sau cổng thơ được thiết kế theo hình trăng non, người yêu thơ bước vào đường thơ được trang trí bằng những mầm lá non cách điệu với họa tiết trên trang phục của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Trên mỗi mầm lá viết một câu thơ hay được tuyển chọn từ những tác phẩm của các nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Quang Thiều, Y Phương, Nông Quốc Chấn, Dương Thuấn… Tổng cộng có 54 câu thơ, tương ứng với con số 54 dân tộc.

Đi qua đường thơ, người yêu thơ lạc bước vào không gian nhà ký ức, tham quan, chiêm ngưỡng những hình ảnh, tư liệu, tiểu sử, đọc lại những vần thơ, câu văn hay của các nhà thơ dân tộc. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà thơ, nhà văn kiệt xuất trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Người đã để lại một di sản thơ ca phong phú, bao gồm thơ ca tuyên truyền cách mạng và thơ ca cảm hứng trữ tình, với phong cách đa dạng, vừa cổ điển, vừa hiện đại.

Ấn tượng không gian đậm đà văn hóa dân tộc tại Ngày Thơ Việt Nam 2024 ảnh 1

Thời tiết mưa lạnh, song những người yêu thơ vẫn tới Hoàng thành Thăng Long, trên con đường thơ đọc và chiêm nghiệm những vần thơ hay. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Đó là nhà thơ Nông Quốc Chấn (dân tộc Tày), tác giả của nhiều tập thơ nổi tiếng, người được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000. Hay là nhà thơ Hồ Dzếnh (dân tộc Hoa), Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. Nhà thơ Bàn Tài Đoàn (dân tộc Dao Tiền), Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001. Nhà văn Y Điêng (dân tộc Ê-đê), Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. Nhà văn Vi Hồng (dân tộc Tày), Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2012…

Tại các quán thơ diễn ra chương trình giao lưu giới thiệu tác giả, tác phẩm của các nhà thơ trẻ, các nhà thơ đã thành danh… với công chúng và người yêu thơ.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều chia sẻ, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22 được tổ chức nhằm giới thiệu đến với công chúng những di sản thi ca quý báu trong kho tàng thi ca của 54 dân tộc Việt Nam, những tác phẩm tiêu biểu của các nhà thơ dân tộc hoặc tác phẩm viết về các thiên nhiên, vùng đất, con người các dân tộc Việt Nam trên mảnh đất hình chữ S thân yêu.

Tổng đạo diễn Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22, đạo diễn Lê Quý Dương cho biết, về tổng thể, toàn bộ không gian Ngày Thơ năm nay tại Hoàng thành Thăng Long là những hiệu ứng hoa văn thổ cẩm trên các mái nhà, trên thân cây, lá cây… kết hợp với 22 đài đuốc, tượng trưng cho Ngày Thơ lần thứ 22, vừa tạo hiệu ứng ánh sáng, vừa mang lại không gian ấm cúng cho cộng đồng yêu thơ đến tham dự Ngày Thơ Việt Nam lần này.

Cùng với các họa tiết hoa văn thổ cẩm làm chủ đạo, công chúng và người yêu thơ được đắm mình trong không gian đậm chất thi ca ở Hoàng thành Thăng Long, bởi những ca khúc, những sáng tác âm nhạc về miền núi, về dân tộc như “Bóng cây kơ nia”, “Cây đàn Chapi”… mang đến cho công chúng một “Bản hòa âm đất nước” đa màu, đa sắc…

Thú vị và ấn tượng với Ngày Thơ

Đến tham quan Ngày Thơ Việt Nam, nhà văn Phạm Huỳnh Công, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ: Chủ đề “Bản hòa âm đất nước” tôn vinh các nhà thơ dân tộc miền núi năm nay rất hay và ý nghĩa, bởi thơ văn dân tộc miền núi đã đóng góp rất nhiều cho nền văn học Việt Nam. Nhiều nhà thơ, nhiều tác giả đã có những tác phẩm văn học gây cảm xúc lớn cho người đọc.

“Tôi rất thích và ấn tượng với chủ đề của Ngày Thơ năm nay nên dù mưa, tôi cũng bắt xe đến đây để tham dự. Tôi rất xúc động khi đọc lại tư liệu, những câu thơ, câu văn hay của các nhà thơ được giới thiệu trong ngôi nhà ký ức này, bởi đã có những gương mặt tôi từng biết, từng nghe nói, từng đọc tác phẩm... nhưng đôi lúc bị lãng quên đi. Tôi được gặp, được nhớ lại những gương mặt ấy khi đến đây”, nhà văn Phạm Huỳnh Công chia sẻ.

Là Nghệ sỹ Nhiếp ảnh nhưng ông Nguyễn Sỹ Tân lại rất yêu thơ nên Ngày Thơ năm nào ông cũng tham gia. Ông Nguyễn Sỹ Tân cho biết, ông đã đi đọc hết 54 câu thơ ở đường thơ, thấy câu thơ nào cũng như chắt chiu, rút từ gan ruột của các tác giả, nhiều câu lắng đọng, có những câu thơ hay ông đọc đi đọc lại nhiều lần.

“Tôi ấn tượng với những hoa văn, họa tiết trang trí ở các lều thơ, nhà ký ức hay đường thơ… Nhìn vào những hoa văn trang trí này, người xem dễ dàng nhận ra Ngày Thơ năm nay dành nhiều sự quan tâm cho các nhà thơ dân tộc”, ông Nguyễn Sỹ Tân chia sẻ.

Ấn tượng không gian đậm đà văn hóa dân tộc tại Ngày Thơ Việt Nam 2024 ảnh 2

Người yêu thơ tham quan "Nhà ký ức", tìm hiểu về các nhà thơ dân tộc được giới thiệu trong ngày thơ Việt Nam. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Nhà thơ Bùi Tuyết Mai (dân tộc Mường) bày tỏ niềm vui và xúc động khi được tham dự Ngày Thơ năm 2024. Là người dân tộc thiểu số, chị rất xúc động khi Ngày Thơ năm nay tập trung chủ đề tôn vinh thơ ca của các dân tộc Việt Nam. Đây là dấu mốc quan trọng để khẳng định Ngày Thơ Việt Nam đã lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, trở thành một lễ hội văn hóa lớn của người Việt.

Nhà thơ Bùi Tuyết Mai cho rằng, Ngày Thơ năm nay rất ý nghĩa, bởi nhiều vùng miền văn hóa đã được gọi tên, tất cả đều tụ hội về Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, trung tâm văn hóa, di sản của Thủ đô.

“Là một trong những nhà thơ người dân tộc được trình bày tác phẩm của mình tại đêm thơ Nguyên Tiêu năm nay, tôi cảm thấy vinh dự và tự hào khi được đại diện người con gái Mường, mang tiếng thơ của người Mường đến với công chúng yêu thơ trong ngày Rằm tháng Giêng này”, nhà thơ Bùi Tuyết Mai bày tỏ.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.