Ảo giác về quyền điều khiển (Illusion of control) là khuynh hướng một người đánh giá quá cao năng lực của mình trong việc giải quyết và xử lí tình huống trong công việc, hoặc trong các vấn đề xã hội hơn so với người khác.
Hiệu ứng này được đặt tên bởi nhà tâm lý học Ellen Langer và được cho là xuất hiện nhiều trong cuộc sống, trong các mối quan hệ xã hội và công việc.
Ảo giác về quyền khống chế thường xảy ra trong mọi tình huống trong đời sống. Và đặc biệt, nó thường xảy ra ở những người có vấn đề về tính cách cá nhân, sự khao khát thành công của người đó.
Hành vi tự coi mình có quyền lực tuyệt đối hơn người khác có nguồn gốc từ bệnh trầm cảm và ảnh hưởng bởi những yếu tố môi trường sống.
Khi một tình huống hoàn toàn ngẫu nhiên chuẩn bị xảy ra thì những người này thường cư xử, hành động như thể kết quả của tình huống ấy được quyết định bởi họ, hay nói chính xác hơn là những kỹ năng của họ.
Những yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến hiệu ứng này bao gồm trạng thái, có thể là sự trầm cảm và nhu cầu về quyền không chế.
Ảo giác này càng mạnh hơn trong những tình huống áp lực và cạnh tranh bao gồm các vấn đề liên quan đến lợi ích kinh tế.
Trong những nghiên cứu khá thú vị về hiệu ứng này, Langer chứng minh rằng người ta thường đánh giá cao quyền điều khiển của mình trong những tình huống tưởng chừng như "vô thưởng vô phạt".
Ví dụ, trong một thí nghiệm, một số người được quyền lựa chọn vé xổ số cho mình, còn một số người thì được phát vé xổ số. Sau đó, những người tham gia cuộc thí nghiệm được quyền đổi vé số một lần với khả năng trúng giải cao hơn.
Mặc cho sự thật rằng nếu đổi vé số thì khả năng trúng số sẽ cao hơn, nhưng những nguời được quyền lựa chọn vé số ban đầu không đổi số. Họ vẫn giữ tấm vé số mà mình chọn ban đầu.
Những người mắc ảo giác quyền điều khiển cho rằng những sai lầm của người khác sẽ không bao giờ xảy ra đối với mình.
Dường như họ nghĩ rằng, tự mình chọn vé số làm tăng khả năng họ trúng giải – như thể hành động lựa chọn vé số của họ cho họ quyền điểu khiển kết quả sổ xố, mà rõ ràng các số được chọn trúng giải chỉ là ngẫu nhiên và chẳng có liên quan gì đến chuyện họ là người chọn số, hay là được phát số cho.
Sự lựa chọn này được cho là ảo giác về quyền khống chế. Những người này hành xử như thể họ có quyền điều khiển và có thể làm tốt tất cả mọi thứ trong tay.
Khi người ta trông chờ vào một kết quả nào đó, và khi kết quả ấy xảy ra như họ mong muốn thì họ thường đánh giá quá cao mức độ ảnh hưởng của mình đối với kết quả ấy và dần dần hình thành nên một phản xạ đặc biệt khi cho rằng đó là hệ quả thành công tất nhiên của bản thân dù là trong các vấn đề hiện tại hoặc trong các vấn đề ở tương lai.
Tuy nhiên, mỉa mai thay, trong những tình huống mà người ta hoàn toàn có quyền điều khiển thì họ thường giải quyết tình huống kém hơn người khác. Nguyên do bởi tự tin là con dao hai lưỡi. Khi có đủ năng lực, tự tin là cách tốt để giải quyết công việc, nhưng ngược lại nó sẽ trở thành hành vi phá hoại nếu năng lực không đủ..
Vậy thì do đâu chúng ta lại có ảo giác về quyền điều khiển? Một trong những nguyên do gây nên hiệu ứng này là động lực. Ở phương diện này, sự ước đoán của một người về quyền điều khiển bị ảnh hưởng bởi những nhu cầu chủ quan có liên quan tới việc gìn giữ và phát huy lòng tự tôn của bản thân.
Đã có những chứng minh cho thấy cảm giác mình hơn người khác có liên quan tới sức khỏe. Hành vi này có quan hệ mật thiết với căn bệnh trầm cảm. Người bị bệnh trầm cảm thường coi trọng bản thân lên cao so với người khác và thường có xu hướng khép kín, không giao tiếp một cách thân thiện với những người mà họ cho là kém cỏi hơn mình.
Ảo giác quyền điều khiển thường xuất hiện nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là trong các mối quan hệ công việc.
Hiệu ứng này cho thấy họ thường coi bản thân mình là yếu tố quyết định sự thành công. Nếu như thất bại thì không phải lỗi của mình mà chỉ là sự đen đủi.
Hiệu ứng ảo giác về quyền điều khiển đã và đang được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Có thể thấy rõ hiệu ứng ảo tưởng về quyền khống chế biểu hiện thông qua hiện tượng đổ lỗi cho người khác.
Đa số những người đổ lỗi cho nạn nhân thường có suy nghĩ “nếu là mình thì chuyện này sẽ chẳng bao giờ xảy ra”, mà không nhận ra rằng sai sót có thể xảy ra với bất kỳ ai.
Quá ảo tưởng về quyền khống chế sẽ khiến chúng ta trở thành con người độc đoán và bị che mờ bởi ảo vọng của mình.
Nhưng nếu thiếu hiệu ứng này lại khiến chúng ta mất đi động lực để thành công. Bởi vậy vấn đề ở đây chính là tìm kiếm sự cân bằng.
Trước khi chỉ trích người khác kém cỏi hơn mình bản thân mỗi chúng ta nên ngẫm nghĩ rằng, thật sự nếu mình ở trong địa vị của người khác thì mình có thể làm tốt hơn thế hay không?
*Bài viết có tham khảo nội dung bài dịch trên trang tamlytoipham.com
http://tamlyhoctoipham.com/ao-giac-ve-quyen-dieu-khien-illusion-of-control/
Mạnh Kiên