Bà Kamala Harris nhắm đến cử tri người Mỹ gốc Á

(Ngày Nay) - Chiến dịch của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đã phát hành hai quảng cáo video nhằm tiếp cận cử tri người Mỹ gốc Á ở các tiểu bang chiến trường, tập trung vào sự thù ghét người châu Á và lĩnh vực y tế.
Bà Kamala Harris nhắm đến cử tri người Mỹ gốc Á

Theo thông cáo báo chí từ phía bà Harris, các quảng cáo bắt đầu phát sóng vào thứ Tư tại Arizona, Georgia, Michigan, Bắc Carolina, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin.

Chiến dịch của bà Harris đã trả 90 triệu USD để phát sóng các video trên các kênh truyền thông nhắm đến cộng đồng người Mỹ gốc Á, bao gồm The Filipino Channel (TFC), 3HmongTV, SBS Television Korea, Zee TV và ATN Bangla, cũng như các nền tảng trực tuyến.

Một trong những quảng cáo có tiêu đề "The Seal" bắt đầu bằng việc cựu Tổng thống Donald Trump nhắc đến các cụm từ "kung flu" và "virus Trung Quốc", vốn gây bất bình trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, trước khi nêu bật bài phát biểu của bà Harris lên án ông Trump vì bị cáo buộc kích động thù hận và "bài ngoại".

Quảng cáo còn lại có tên "Reduced" nêu bật Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng, dưới thời chính quyền Barack Obama đã mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế cho công dân và giảm 63% số người không có bảo hiểm trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, và tuyên bố rằng Trump muốn "xé bỏ tất cả".

"Phó Tổng thống Harris đang nỗ lực để giảm chi phí chăm sóc sức khỏe trong khi Trump hứa sẽ xóa bỏ các biện pháp bảo vệ quan trọng", chiến dịch của bà Harris tuyên bố.

Theo giám đốc chiến dịch Quentin Fulks, đội ngũ của ứng viên Harris đã chi ít nhất 370 triệu USD cho các quảng cáo từ Ngày Lao động đến Ngày Bầu cử.

Mặc dù người Mỹ gốc Á không phải là nhóm cử tri lớn ở Mỹ (chỉ chiếm 4% vào năm 2020) nhưng khối cử tri này ngày càng trở nên quan trọng. Trong hai thập kỷ qua, người Mỹ gốc Á đã trở thành một trong những nhóm dân tộc phát triển nhanh nhất ở Mỹ và ngày càng có sức ảnh hưởng ở các tiểu bang dao động như Bắc Carolina và Georgia. Dân số gốc Á tại Mỹ đã tăng 39% trong một thập kỷ kể từ năm 2010.

Một cuộc khảo sát của nhóm Asian & Pacific Islander American Vote cho thấy 90% cử tri người Mỹ gốc Á có kế hoạch bỏ phiếu trong cuộc bầu cử vào tháng 11, trong khi 68% cho biết họ "hoàn toàn chắc chắn".

Mặc dù cuộc khảo sát được tiến hành trước khi Tổng thống Joe Biden rút khỏi cuộc bầu cử, nhưng cuộc khảo sát cho thấy các vấn đề quan trọng nhất đối với cộng đồng này là việc làm, kinh tế, chăm sóc sức khỏe và tội phạm.

Hơn 2/3 số người được khảo sát cho biết họ lo lắng về tội ác phân biệt đối xử và quấy rối.

Nếu Harris được bầu, bà sẽ trở thành tổng thống gốc Nam Á đầu tiên của nước Mỹ.

Theo Asia Nikkei
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.