Ba triệu thanh thiếu niên Việt đang đối mặt với chứng tâm thần

Thanh thiếu niên Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần, phổ biến là trầm cảm, rối loạn lo âu, sợ cô đơn và tăng động giảm chú ý.
Ba triệu thanh thiếu niên Việt đang đối mặt với chứng tâm thần

Theo báo cáo mới nhất của UNICEF (2018) về tình hình sức khỏe tâm thần trong trẻ em và thanh niên độ tuổi từ 14-18 ở Việt Nam, 12% mắc các rối loạn tâm thần, phổ biến là trầm cảm, rối loạn lo âu, sợ cô đơn và tăng động giảm chú ý. 

Điều đó có nghĩa khoảng 3 triệu thanh thiếu niên gặp các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Tuy nhiên, trong số đó, khoảng 20% nhận được các hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết. Bộ phận còn lại tìm kiếm và sử dụng rượu, thuốc lá, ma túy để “tự chữa”, xoa dịu các dấu hiệu của rối loạn tâm thần. 

Theo một khảo sát của Dự án “Bảo vệ tương lai - Chiến lược mới để kiểm soát lây nhiễm HIV trong nhóm thanh thiếu niên sử dụng ma túy ở Việt Nam” thực hiện trên 584 thanh thiếu niên có sử dụng ma túy độ tuổi 16-24 tại Hà Nôi, Hải Phòng, TP.HCM, 43% người tham gia cho biết có những dấu hiệu trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng.

Các vấn đề rối loạn tâm thần có thể xuất hiện trước (nguyên nhân) hoặc xuất hiện sau (hệ quả) việc sử dụng - lạm dụng ma túy ở thanh thiếu niên. Nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng ma túy ở thanh thiếu niên như sức ép phải khẳng định bản thân, bạn bè rủ rê, bị bạo hành, lạm dụng, bố mẹ ly hôn, cuộc sống quá cơ cực...

Bác sĩ Nguyễn Song Chí Trung, Trung tâm Chuyển giao công nghệ điều trị nghiện và HIV (VHATTC) - Đại học Y Dược TP.HCM - cho biết hầu hết thanh thiếu niên sử dụng ma túy ban đầu chỉ với mục đích thử nghiệm và ngưng sử dụng sau một thời gian. Thế nhưng, suy nghĩ này không những không giúp ích trong việc điều trị các rối loạn tâm thần mà còn làm tăng nguy cơ lạm dụng chất dẫn đến phụ thuộc và nghiện. 

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử là rào cản nghiêm trọng hạn chế việc chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ và tiếp cận hỗ trợ của các thanh thiếu niên sử dụng ma túy. Bởi vậy, 65,9% thanh thiếu niên nghiện ma túy lo sợ phản ứng của mọi người nếu biết mình nghiện và 53.8% cảm thấy cần thiết phải che giấu tình trạng này.

Theo Zing
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.