Bãi rác tự phát hành hạ người dân

Khoảng 2 năm nay, ngay tại khu vực nghĩa địa ở khu phố Giắt (thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) xuất hiện bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.  
Bãi rác tự phát tồn đọng cao quá đầu người
Bãi rác tự phát tồn đọng cao quá đầu người

Theo ghi nhận của chúng tôi, bãi rác tự phát trên vốn là nơi tập kết toàn bộ rác thải của thị trấn Triệu Sơn. Bãi rác nằm ngay cạnh nghĩa địa của thị trấn và giáp với cánh đồng lúa của người dân, chỉ cách khu dân cư và trường học khoảng 100 m. Rác sau khi tập kết về được đốt cháy, bốc khói mù mịt, kèm mùi hôi tanh bay khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bà L.T.T, nhà cách bãi rác khoảng 100 m, cho biết đêm cũng như ngày, mùi hôi thối của rác thải bay thẳng vào nhà, rất khó chịu. “Nhà tôi thường đóng kín cửa cả ngày nhưng vẫn không thể tránh được mùi hôi thối, do vị trí nhà quá gần bãi rác, lại thẳng hướng gió. Người lớn chúng tôi còn chịu không nổi, huống chi mấy đứa trẻ con”, bà T. bức xúc.
Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, rác thải ở đây còn tràn cả ra đường giao thông, tràn vào nghĩa địa, đặc biệt là các loại mảnh sành, kính vỡ… rơi xuống ruộng lúa của người dân, gây nguy hiểm. Anh Nguyễn Văn Giáp (34 tuổi, ngụ tại thị trấn Triệu Sơn), phản ánh: “Bãi rác xuất hiện khoảng 2 năm nay, ngày nào cũng có người gom rác đến đổ, sau đó có xe đến vận chuyển rác đi nhưng không hết, dần dần rác tồn chất thành đống cao, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Chả hiểu sao, khu vực nghĩa địa là nơi an nghỉ của những người quá cố mà họ lại đem rác ra đổ? Hơn nữa, bãi rác quá gần khu dân cư nên hôi thối, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh”.

Ông Lê Đình Du, Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Triệu Sơn, cho biết việc bãi rác quá gần trường học đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến việc dạy và học của nhà trường. Theo ông Du, nhà trường đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương dừng việc thu gom, mang rác đổ về đây, nhưng tình trạng trên vẫn chưa được giải quyết.
Xác nhận bãi tập kết rác của thị trấn gây ô nhiễm môi trường là có thật, ông Đỗ Đức Trận, Chủ tịch UBND thị trấn Triệu Sơn, lý giải: trước đây rác thải của thị trấn và một số xã được thu gom đưa về bãi rác ở xã Minh Sơn (huyện Triệu Sơn) để xử lý, nhưng từ năm 2015, bãi rác trên bị đóng cửa, nên thị trấn không còn chỗ đổ rác, phải “tập kết” tại khu vực nghĩa địa kể trên.

“Vì không còn nơi đổ rác nên hằng ngày, tổ thu gom rác của thị trấn đưa rác về tập kết ở khu vực nghĩa địa. Chúng tôi có hợp đồng với một công ty môi trường, một tuần 6 chuyến (mỗi chuyến hết 2,7 triệu tiền công) xe vận chuyển đi xuống thành phố Thanh Hóa để xử lý. Thế nhưng, do lượng rác thải của toàn thị trấn mỗi ngày khoảng 10 tấn, nên đơn vị xử lý chở không hết, cứ mỗi ngày lại dư ra khoảng 2 tấn, dần dần hình thành bãi rác gây ô nhiễm môi trường. Chúng tôi cũng muốn tăng số chuyến xe lên để không còn rác thừa, nhưng do ngân sách eo hẹp, trong khi thu của người dân chẳng được bao nhiêu, nên chưa có biện pháp khắc phục”, ông Trận nói.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn, cho biết thêm, trước đây cả huyện có khu xử lý rác thải tại xã Minh Sơn (huyện Triệu Sơn), nhưng từ năm 2015, người dân trong xã này tập trung phản đối nên chính quyền đành phải đóng cửa bãi rác, dẫn tới việc huyện chưa có nơi xử lý rác thải.

“Về lâu dài, chúng tôi đã lựa chọn được điểm xây dựng khu xử lý rác thải cho cả huyện tại xã Hợp Thắng (huyện Triệu Sơn). Tuy nhiên, do khu vực này không nằm trong quy hoạch bãi rác của tỉnh nên chúng tôi đang đề nghị tỉnh điều chỉnh quy hoạch để xây dựng khu xử lý rác thải. Trước mắt, chúng tôi đang yêu cầu các xã, thị trấn phải chủ động tìm cách xử lý rác thải sinh hoạt cho người dân”, ông Hùng nói.

Theo Thanh Niên

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.