Bản "Tổ khúc Kiều" được tôn vinh tại Nhà Văn hóa thế giới ở Berlin

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bản Suite Kiều (Tổ khúc Kiều) một lần nữa “kiêu hãnh” vang lên trong không gian thính phòng tại Nhà Văn hóa thế giới, được xây dựng từ năm 1956 - 1957 trên bờ sông Spree.
Giáo sư Đặng Ngọc Long (thứ tư từ phải) chụp ảnh cùng khán giả Việt Nam trong đó có Đại sứ Vũ Quang Minh (thứ hai từ phải) tại đêm nhạc của Ban nhạc thính phòng hiện đại “Zafraan Ensemble”.
Giáo sư Đặng Ngọc Long (thứ tư từ phải) chụp ảnh cùng khán giả Việt Nam trong đó có Đại sứ Vũ Quang Minh (thứ hai từ phải) tại đêm nhạc của Ban nhạc thính phòng hiện đại “Zafraan Ensemble”.

Tối 1/3, tại Nhà Văn hóa thế giới ở Berlin, ban nhạc thính phòng hiện đại “Zafraan Ensemble” đã có buổi trình diễn 6 tác phẩm của 6 nước Algeria, Angola, Cuba, Ghana, Chile và Việt Nam. Đây là hoạt động nằm trong nội dung văn hóa, nghệ thuật hồi tưởng quá khứ giữa Cộng hòa Dân chủ Đức và các quốc gia anh em trong khuôn khổ Triển lãm "ECHOS DER BRUDERLÄNDER", một dự án đa ngành nhằm nghiên cứu các di sản quan hệ quốc tế.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, nghệ sĩ guitar, Giáo sư âm nhạc Đặng Ngọc Long, đại diện cho người Việt Nam sống thời Đông Đức, đã được mời tham gia trình diễn trong ban nhạc “Zafraan Ensemble”. Bản Suite Kiều (Tổ khúc Kiều) một lần nữa “kiêu hãnh” vang lên trong không gian thính phòng tại Nhà Văn hóa Thế giới, được xây dựng từ năm 1956 - 1957 trên bờ sông Spree. "Tổ khúc Kiều" là tác phẩm Truyện Kiều bằng âm nhạc, với chất liệu Việt Nam trên nền tảng hòa âm của châu Âu, được nghệ sĩ Đặng Ngọc Long sáng tác năm 2016. Đây cũng chính là bản nhạc ông viết thêm cho nhóm nhạc “Zafraan Ensemble” theo yêu cầu của ban nhạc này, để trình diễn với guitar và sáo, clarinet, violin, piano.

Trong khán phòng chật kín khán giả, có không ít người Việt Nam, từng học tập, sinh sống và làm việc từ thời CHDC Đức, đổ về xem đêm nhạc đặc biệt để có thể sống lại với những ký ức đáng nhớ của chính họ hàng chục năm trước. Nhiều người sống ở những bang rất xa, hàng trăm cây số cũng tìm về, để được thưởng thức “Tổ khúc Kiều” của Giáo sư Đặng Ngọc Long. Tất cả đều biết nghệ sĩ Đặng Ngọc Long qua những tác phẩm mang đậm những hoài niệm về quê hương, nơi mà họ nhìn thấy hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình... Dù sống xa Tổ quốc và nhiều năm hoạt động nghệ thuật ở nước ngoài nhưng hình ảnh quê hương luôn ẩn hiện trong nét nhạc và giai điệu mỗi tác phẩm của nghệ sĩ Đặng Ngọc Long.

Giáo sư âm nhạc Đặng Ngọc Long là người mang văn hóa trong âm nhạc Việt Nam, từ dân ca Nghệ Tĩnh đến dân ca quan họ để phổ biến rộng rãi trong nền âm nhạc châu Âu. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật cuộc thi guitar quốc tế Berlin, Giáo sư Đặng Ngọc Long đã đưa các bài dân ca Việt Nam trở thành các bài phối ở trong cuộc thi âm nhạc lớn này. Để quảng bá cho âm nhạc Việt, ông đã soạn ra 7 tổ khúc Kiều để tôn thêm giá trị của bản dịch Kiều tiếng Đức.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.