Bảo đảm liêm chính, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động tư pháp

0:00 / 0:00
0:00
Hội thảo "Nghiên cứu so sánh pháp luật về bảo đảm liêm chính, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động tư pháp tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” do Ban Nội chính Trung ương cùng Bộ Tư pháp, Liên minh Châu Âu và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức diễn ra sáng 4/7 tại Hà Nội.
Bảo đảm liêm chính, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động tư pháp

Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Thanh Hải, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương; ông Giorgio Aliberti, Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam; bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cùng gần 70 chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực tư pháp.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết: Liêm chính, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, tăng cường kiểm soát quyền lực trong tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Đây được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp và cả xã hội tham gia giám sát, kiểm soát quyền lực.

Thông qua việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, người dân và xã hội chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Đồng thời, các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong và ngoài bộ máy nhà nước thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Mặt khác, những người có chức vụ, quyền hạn, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước phải có ý thức, trách nhiệm cao hơn trong thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao.

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” cũng đã đặt ra yêu cầu kết hợp chặt chẽ, hiệu quả cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực Nhà nước của Đảng và Nhà nước; thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm giải trình công khai, minh bạch trong từng cơ quan nhà nước.

Theo Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, những năm qua, Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm yêu cầu về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động bộ máy Nhà nước nói chung, lĩnh vực tư pháp nói riêng. Qua đó đã góp phần từng bước củng cố niềm tin của người dân vào các cơ quan tư pháp và đội ngũ cán bộ tư pháp.

“Tuy nhiên, trước yêu cầu đòi hỏi phù hợp về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, việc tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động tư pháp là rất cần thiết”, ông Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.

Nêu rõ công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tư pháp đặc biệt quan trọng, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam khẳng định: Điều đó đảm bảo được hệ thống trong sạch, phòng ngừa được tham nhũng trong hệ thống tư pháp, qua đó tăng cường được niềm tin của người dân vào hệ thống và đội ngũ cán bộ tư pháp.

Mặt khác, chỉ minh bạch vẫn chưa đủ mà cần đi đôi với những cam kết, chia sẻ thông tin đầy đủ, công khai và sự hiểu biết pháp luật trong cộng đồng nói chung cũng như các cơ chế tài chính, trách nhiệm để bảo đảm hiệu quả của các cơ quan tư pháp và ngăn ngừa các hành vi sai trái. Như vậy, liêm chính, công khai, minh bạch chính là các nguyên tắc cơ bản của một nhà nước pháp quyền.

“Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong xây dựng nhà nước pháp quyền, phòng chống tham nhũng nói chung cũng như cải thiện hệ thống tư pháp nói riêng. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 đã tiếp tục khẳng định hướng phát triển này cũng như hướng phát triển nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết cũng đã đề ra những giải pháp, biện pháp quan trọng cần đạt được bao gồm tiếp tục tăng cường bảo đảm liêm chính, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong các cơ quan tư pháp”, bà Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam phân tích.

Cũng tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia đã thảo luận, chia sẻ các ý kiến phát biểu về việc bảo đảm tính liêm chính, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động tư pháp tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đồng thời, các đại biểu cũng nêu những đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần tiếp tục nâng cao chất lượng đạo tạo và bồi dưỡng các chức danh tư pháp tại Việt Nam trong thời gian tới theo hướng thiết thực, sát thực tiễn.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).