Bão-động đất: Thảm hoạ mới chực chờ con người

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một hiện tượng địa vật lý mới: sự kết hợp của hai thảm họa đáng sợ là bão và động đất.
Hình ảnh từ Vệ tinh NOAA cho thấy cơn bão Irene có sức gió lên đến 185 km/giờ. Ảnh: AP
Hình ảnh từ Vệ tinh NOAA cho thấy cơn bão Irene có sức gió lên đến 185 km/giờ. Ảnh: AP

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố trong tuần này trên tạp chí Geophysical Research Letters cho thấy một cơn bão mạnh có thể gây ra các hiện tượng địa chấn trong đại dương gần đó, mạnh như một trận động đất 3,5 độ Richter và có thể kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí kéo dài hàng ngàn km khắp các châu lục. Hiện tượng bão-động đất được nhóm nghiên cứu phát hiện tình cờ khi cố gắng theo dõi các trận động đất tần số thấp.

Nhà địa chấn Phạm Văn Viễn thuộc Đại học bang Florida, tác giả chính của nghiên cứu, nhận xét một trận bão-động đất là một thứ kỳ quặc. Bão có thể kích hoạt sóng địa chấn khổng lồ trên biển do năng lượng cực mạnh của chúng, từ đó gây ra một loại sóng khác. Những sóng thứ cấp này sau đó tương tác với đáy biển - nhưng chỉ ở một số nơi nhất định - và điều đó gây ra sự rung chuyển, ông Phạm giải thích. Nó chỉ xảy ra ở những nơi có thềm lục địa rộng lớn và vùng đất nông, bằng phẳng. Tuy nhiên, không phải tất cả các cơn bão đều gây ra bão-động đất, nhưng khi chúng xảy ra, các cơn bão-động đất dường như tập trung ở một số điểm nóng nhất định.

Nghiên cứu cho biết các trận động đất khá phổ biến nhưng trước đây chúng không được chú ý vì được coi là những "tiếng ồn địa chấn". Các nhà địa chấn học thường không để ý sự rung lắc tạo ra con sóng khi theo dõi động đất, vì vậy đó là lý do tại sao chúng không được chú ý cho đến bây giờ. Nhà nghiên cứu địa chấn Paul Earle của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cũng cho rằng sóng địa chấn do đại dương tạo ra xuất hiện trên các thiết bị Khảo sát Địa chất Mỹ nhưng trong nhiệm vụ phát hiện động đất, những con sóng này được coi là "tiếng ồn địa chấn".

Nhóm nghiên cứu thống kê có 14.077 trận bão-động đất từ tháng 9-2006 đến tháng 2-2015 tại Vịnh Mexico và ngoài khơi Florida – Mỹ, vùng New England của Mỹ, tỉnh Nova Scotia của Canada, Newfoundland và Labrador (tỉnh cực đông của Canada) và British Columbia (tỉnh bang cực tây của Canada). Để phát hiện ra bão-động đất cần có một loại cảm biến quân sự đặc biệt. Theo nghiên cứu, cơn bão Ike năm 2008 và cơn bão Irene năm 2011 đã gây ra nhiều cơn bão-động đất.

Ông Phạm và các đồng nghiệp hy vọng rằng các cơn bão-động đất có thể giúp các nhà nghiên cứu trong tương lai hiểu rõ hơn về động lực học đại dương hoặc thậm chí cấu trúc trái đất.

Theo Người Lao động
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.