Bật mí hậu trường soi chuyện 'dao kéo' ở Hoa hậu Việt Nam 2020

Năm nay, Hoa hậu Việt Nam 2020 nới rộng quy chế, chấp thuận cho thí sinh xăm lông mày, chính sửa răng… có hồ sơ y tế. Vì thế, các giảm khảo đã phải soi chuyện “dao kéo” kỹ càng hơn gấp bội.
Bật mí hậu trường soi chuyện 'dao kéo' ở Hoa hậu Việt Nam 2020

“Soi” mặt mộc và trò chuyện trực diện

Theo Á hậu Thuỵ Vân - thành viên BGK Hoa hậu Việt Nam 2020, trước khi bước vào vòng Bán kết Hoa hậu Việt Nam 2020, các thí sinh phải qua một vòng “soi” mặt mộc và đo nhân trắc học trực diện. Ở vòng này, tất cả thí sinh đều buộc phải để mặt mộc, không kem chống nắng, không son dưỡng, không được tạo kiểu tóc, phải để một ngoại hình tự nhiên nhất.

 “Vì ban giám khảo rất sợ có những cô gái “ăn” trang điểm hoặc “bắt” ánh đèn sân khấu thì rất khó để chấm được một cách chuẩn xác nhất. Thực tế, có những thí sinh lên sân khấu rất lung linh nhưng khi để mặt mộc lại không được như thế.

Thậm chí, tất cả thí sinh bắt buộc phải mặc trang phục làm sao để giám khảo có thể thấy được hình thể một cách rõ nét nhất”, Thuỵ Vân nói.

Theo đó, BTC sẽ sắp xếp một phòng rộng, bàn của BGK và BTC kê sát cửa sổ đểánh sáng chiếu thẳng vào mặt thí sinh. Thí sinh bước vào sẽ đi theo vòng tròn để tiết kiệm thời gian. Mỗi giám khảo sẽ có 2 phút để trò chuyện với thí sinh, khi có tiếng chuông reo, giám khảo không được nói chuyện với thí sinh nữa để dành thời gian cho các thí sinh khác.

Sau đó, nhiếp ảnh gia sẽ chụp cận cảnh mặt mộc của từng thí sinh và sau đó giám khảo sẽ dựa trên những hình ảnh đó để thảo luận xem cô này như thế nào, có cân đối hài hoà chưa, có đủ điều kiện đi sâu không…

“Vòng chấm mặt mộc tương đối thoải mái nhưng sẽ giúp giám khảo thấy rõ hơn gương mặt của từng thí sinh có đẹp, cân đối, hài hoà không. Ngoài ra, khi trò chuyện với thí sinh, giám khảo cũng “soi” cả độ hiểu biết và sự tự tin thể hiện qua giao tiếp. Đó là một trong những tiêu chí để lựa chọn người đủ sắc, đủ tài, đủ điều kiện để trao vương miện”, Thuỵ Vân tiết lộ thêm.

Nhiều thí sinh bị loại vì phẫu thuật thẩm mỹ

GS.TS NGND Hoàng Tử Hùng - Giám khảo Nhân trắc học của Hoa hậu Việt Nam 2020 cho biết, do quy chế cuộc thi năm nay chấp thuận cho thí sinh xăm lông mày, chỉnh sửa răng… có hồ sơ y tế đáng tin tham gia cuộc thi nên phần nhân trắc học cũng được kiểm tra kỹ càng hơn.

Trước khi bước vào vòng Bán kết, các thí sinh sẽ thực hiện đo nhân trắc học ở một phòng bí mật. Phần đo nhân trắc học này bao gồm kiểm tra cân nặng, chiều cao đứng, chiều cao ngồi, số đo ba vòng…

Riêng việc phát hiện các thí sinh chỉnh sửa thẩm mỹ và chỉnh sửa do tai nạn có thể căn cứ trên thực tế và trên phim chụp. Nghĩa là giám khảo sẽ kết hợp giữa việc quan sát trong quá trình đo nhân trắc học kết hợp với hồ sơ y tế. Nếu phát hiện có điểm đáng ngờ sẽ gọi thí sinh đó ra để kiểm tra kỹ.

“Với kinh nghiệm và chuyên môn của chúng tôi thì chỉ cần nhìn thực tế là biết được thí sinh nào chỉnh sửa thẩm mỹ, thí sinh nào chỉnh sửa do tai nạn. Riêng về phẫu thuật thẩm mỹ thì nếu trường hợp nào đáng ngờ chúng tôi sẽ cho chụp mari hoặc chụp nhũ ảnh. 

Trong quá trình kiểm tra nhân trắc học, BTC cũng có phát hiện được một số trường hợp phẫu thuật thẩm mỹ và hiện nay hiệu quả của thẩm mỹ đó vẫn đang còn. Chính vì thế mà BTC đã loại ngay ở vòng sơ loại vì vi phạm quy chế”, GS Hoàng Tử Hùng cho biết thêm.

Theo Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh - thành viên BGK, Hội đồng Giám khảo của Hoa hậu Việt Nam 2020 có 7 người, mỗi người hoạt động trong một lĩnh vực khác nhau do đó sẽ có những góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, do mặt bằng thí sinh đồng đều cả về nhan sắc và trình độ học vấn nên nhiều lần thành viên giám khảo đã phải tranh cãi gay gắt.

“Hội đồng Giám khảo có tất cả 7 người nên nếu có sự bất đồng thì Trưởng BTC và đạo diễn sẽ tham gia. Nếu bất đồng gay gắt thì sẽ tiến hành bỏ phiếu, ai được nhiều phiếu hơn thì người đó sẽ chiến thắng. 

Có những trường hợp ở vòng Sơ khảo phía Bắc đã bỏ phiếu và có kết quả bỏ phiếu rồi nhưng sau đó Hội đồng Giám khảo phải quay lại họp tiếp vì vẫn chưa cảm thấy thoải mái. Nghĩa là có nhiều trường hợp, đến phút cuối vẫn có sự thay đổi về kết quả”, Đỗ Mỹ Linh nói.

Người đẹp gốc Hà Nội chia sẻ, theo quan sát, cô thấy nhiều thí sinh ngay khi bước vào cuộc thi đã biết “kiểm soát” bản thân trên mạng xã hội. Nhiều thí sinh thậm chí còn chủ động dọn dẹp hình ảnh hoặc những câu bình luận mang tính nhạy cảm trên trang cá nhân.

“Ví dụ, các cô gái có được một vị trí trong cuộc thi, trở thành người công chúng và nếu họ không kiểm soát những chuyện riêng tư của mình trên mạng xã hội sẽ vô hình trung tạo áp lực cho mình. Với những cô gái trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm sống thì áp lực đó sẽ rất khủng khiếp”, Đỗ Mỹ Linh nói thêm.

Với Đỗ Mỹ Linh, tiêu chí để chọn một hoa hậu, ngoài vẻ đẹp toàn diện thì còn cả tri thức và nề nếp gia đình thể hiện qua ứng xử.

“Một cô gái được giáo dục tốt và kỹ càng thì khi dấn thân vào showbiz, phải đối diện với nhiều cám dỗ, họ sẽ dễ dàng đối mặt và vượt qua hơn. Chính vì thế, phần tiếp xúc với thí sinh, giám khảo sẽ quan sát và để ý rất kỹ về cách ứng xử của từng người”, Đỗ Mỹ Linh nói thêm.

Theo Dân Trí
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.