Bầu cử Thái Lan thành bại ở các chính sách kinh tế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong một khoảng đất trống rợp bóng cây cao su, bà Paetongtarn Shinawatra được vỗ tay chào đón bởi hàng trăm người ủng hộ nhiệt thành nhất của gia đình bà - những người nông dân ở tỉnh Udon Thani.
Các chính đảng Thái Lan tìm cách vượt qua bẫy thu nhập trung bình để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào ngày 14/5. Ảnh: Nikkei Asia
Các chính đảng Thái Lan tìm cách vượt qua bẫy thu nhập trung bình để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào ngày 14/5. Ảnh: Nikkei Asia

Ngồi trên bãi cỏ giữa đám đông, nữ ứng viên thủ tướng 36 tuổi gọi tỉnh này là "thủ phủ ở phía đông bắc" của đảng Pheu Thai (Vì nước Thái) và nhắc về thời kỳ người cha hiện đang sống lưu vong của mình, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, còn điều hành đất nước.

“Khi đảng Pheu Thai cầm quyền, nền kinh tế đã phát triển. Chúng tôi sẽ mang lại thời gian đó một lần nữa."

Trước đó, khi các chính trị gia Thái Lan đứng ra tuyên bố ứng cử chức vụ thủ tướng trong tuần này, họ đều đưa ra những lời hứa các khoản trợ cấp và tài trợ hào phóng dành cho các nhóm cử tri trung thành.

Nhưng cho đến nay, các cử tri đã đưa ra một vài đề xuất cụ thể, mới mẻ để hỗ trợ các ngành công nghiệp mới và khôi phục khả năng cạnh tranh của Thái Lan. Ở vùng Đông Bắc màu mỡ, nhiều người dường như háo hức muốn quay trở lại những ngày trước năm 2014, khi cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị quân đội đảo chính.

Chính phủ của bà Yingluck đã tăng giá gạo lên gấp đôi nhưng khuyến khích nông dân chạy theo số lượng hơn chất lượng. Những người chỉ trích cáo buộc rằng kế hoạch do người anh trai Thaksin nghĩ ra đầy rẫy tham nhũng và góp phần khiến gạo Thái Lan nhường vị trí dẫn đầu thị trường toàn cầu cho Ấn Độ và Việt Nam.

Bầu cử Thái Lan thành bại ở các chính sách kinh tế ảnh 1

Bà Paetongtarn Shinawatra đang muốn phục hưng quyền lực về tay gia tộc của mình. Ảnh: Reuters

Hiện bà Paetongtarn đang khuyến khích nông dân sử dụng công nghệ để cải thiện năng suất cây trồng và tìm kiếm thị trường mới cho nông nghiệp Thái Lan.

Ông Monit, một nông dân trồng lúa 58 tuổi, người đã chìm trong nợ nần trong năm qua khi giá nông sản giảm trong khi chi phí nhiên liệu và phân bón tăng vọt, bày tỏ sự tin tưởng vào ứng viên Paetongtarn. "Cô ấy sẽ giống như cha mình", ông Monit nói.

Với 133 trong số 400 ghế cử tri tại Hạ viện, vùng Đông Bắc một lần nữa sẽ là chìa khóa cho gia tộc Shinawatra và đảng Pheu Thai, những người được cho là sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 14/5.

Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng việc không mang lại lợi ích kinh tế rộng rãi có thể làm hỏng nền dân chủ Thái Lan.

Đảng Pheu Thai đang hứa hẹn một sự tái khởi động sau cái mà họ gọi là một thập kỷ bị mất dưới chế độ của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, người lãnh đạo cuộc đảo chính năm 2014.

Về phần mình, ông Prayuth tin rằng thành tích của mình trong quá khứ sẽ giúp ông có thêm hai năm cầm quyền - mức tối đa mà ông có thể phục vụ theo hiến pháp. "Ai đã điều hành đất nước vượt qua COVID-19 để chúng ta có mặt ở đây ngày hôm nay?", ông Prayuth phát biểu trước đám đông ủng hộ tại một cuộc mít tinh hồi tháng 3 của Quốc gia Thái Lan Thống nhất (UTN).

"Mặc dù chúng ta phải đối mặt với khủng hoảng, nhưng chúng ta vẫn đang làm tốt. Đầu tư từ nước ngoài đang mở rộng", đương kim Thủ tướng chỉ ra.

Thái Lan năm ngoái đã giành được 20 tỷ USD cam kết đầu tư từ nhiều nguồn, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập Saudi, Mỹ và Nhật Bản. Dòng vốn đã chảy vào "Hành lang kinh tế phía Đông" (EEC) do chính quyền Prayuth thành lập vào năm 2017 trên ba tỉnh giữa Bangkok và Vịnh Thái Lan, như một phần của chính sách kinh tế được gọi là Thái Lan 4.0.

EEC sở hữu các ngành công nghiệp mới, bao gồm chuỗi cung ứng xe điện, sản xuất pin và thiết bị điện tử, năng lượng tái tạo.

Thủ tướng Prayuth muốn tạo ra nhiều khu công nghiệp hơn ở 4 khu vực, đó cũng là ý định của Đảng Pheu Thai. UTN gần đây đã tập hợp một nhóm kinh tế bao gồm những lĩnh vực bền vững của Thái Lan bao gồm năng lượng, bất động sản và sản xuất.

“Chiến lược để Thái Lan tiến lên phía trước là chăm sóc tất cả mọi người, mọi cấp độ của nền kinh tế”, ông Prayuth nói. "Chúng ta cần làm cho họ hạnh phúc".

Bầu cử Thái Lan thành bại ở các chính sách kinh tế ảnh 2

Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã điều hành Thái Lan từ cuộc đảo chính năm 2014. Ảnh: Reuters

Nhưng Thái Lan từ lâu đã bị mắc kẹt trong chiếc "bẫy" thu nhập trung bình cao, không thể chuyển lực lượng lao động của mình sang các công việc dịch vụ được trả lương cao hoặc sản xuất giá trị gia tăng. Tăng trưởng kinh tế nước này không đạt mốc 5% kể từ năm 2012, tụt hậu so với các nước láng giềng như Indonesia đông dân và Việt Nam đang phát triển nhanh.

Khi nhiệm kỳ của chính phủ hiện tại dần khép lại, các vấn đề như dân số già, tiết kiệm và đầu tư thấp, nợ hộ gia đình cao và khả năng cạnh tranh xuất khẩu giảm đang ngày càng chồng chất.

Cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiwa nhận định: "Chính quyền Prayuth trước đây, người khởi xướng Thái Lan 4.0, dường như đã nhận ra vấn đề. Tuy nhiên, vấn đề này chưa bao giờ được hiện thực hóa thành các giải pháp cho bẫy thu nhập trung bình. Hầu hết mọi gói cải cách đều mang tư tưởng của thời đại công nghiệp cũ".

Ông Abhisit, một thành viên của Đảng Dân chủ, đã từ chối tranh cử trong cuộc bầu cử lần này. Lãnh đạo đảng Dân chủ Jurin Laksanawisit đã liên minh với đảng của Thủ tướng Prayuth vào năm 2019 và từ đó giữ chức Bộ trưởng Thương mại.

Mặc dù chương trình kích thích kinh tế của chính phủ trị giá 1,5 nghìn tỷ baht (44 tỷ USD) đã giúp duy trì mức thu nhập hộ gia đình vượt qua đại dịch, nhưng lạm phát trong năm qua đã xóa sạch mức tăng lương thực tế.

Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm trong quý 4 năm 2022 xuống còn 1,15%, nhưng nhiều lao động trẻ và ít kinh nghiệm vẫn thất nghiệp hoặc thiếu việc làm.

Nhóm cử tri này, vốn chưa được chuẩn bị cho các ngành công nghiệp tương lai và bị loại bỏ khỏi những ngành cũ như nông nghiệp và du lịch, có thể tìm tới những thế lực chính trị mới. Điều này đang tạo lợi thế cho đảng Tiến bước, với được ủng hộ ở Bangkok và các tỉnh công nghiệp xung quanh.

Vào tháng 3, Cư dân của thành phố cảng Laem Chabang đã tụ tập để lắng nghe ông Thanathorn Juangroongruangkit, người sáng lập đảng Tiến bước, diễn thuyết.

“Tôi 45 tuổi, và nếu chúng ta nhìn lại 45 năm trước, Đài Loan và Thái Lan có cùng mức độ phát triển kinh tế”, ông Thanathorn, người thừa kế tập đoàn sản xuất Thai Summit, phát biểu trước đám đông. “Nhưng ngày nay thu nhập bình quân đầu người của Đài Loan cao gấp 6 lần so với Thái Lan".

"Câu trả lời nằm ở công nghệ bản địa hóa. Đài Loan đã trở thành trung tâm sản xuất chip bán dẫn tiên tiến nhất", người được mệnh danh là tỷ phú "thường dân" chỉ ra.

Được bầu vào Hạ viện năm 2019, ông Thanathorn đã bị tòa án hiến pháp tước quyền giữ chức vụ công và bị cáo buộc nhiều tội danh từ vi phạm luật bầu cử đến xúc phạm chế độ quân chủ. Giờ đây, vị tỷ phú "thường dân" đang vận động cho ứng viên trẻ tuổi Pita Limjaroenrat.

Tại Laem Chabang, nơi có nhiều cư dân làm việc cho các hãng công nghiệp như Mitsubishi Motors, Hitachi và Isuzu Motors, ông Thanathorn tuyên bố: "Trong các khu công nghiệp, tất cả những gì chúng ta làm là nhận đơn đặt hàng từ người Nhật và phương Tây. Nếu không có công nghệ của riêng chúng ta, không có cách nào để đất nước trở nên giàu có".

Bầu cử Thái Lan thành bại ở các chính sách kinh tế ảnh 3

Ông Thanathorn Juangroongruangkit (trái) và ứng viên Pita Limjaroenrat (giữa). Ảnh: Bangkok Post

Các động cơ tranh cử của đảng Tiến bước bao gồm tăng cường luật chống độc quyền để khôi phục cạnh tranh và đổi mới, đặc biệt là trong các ngành an ninh quốc gia như viễn thông và công nghệ thông tin.

Thanathorn và Pita là những người phản đối thỏa thuận siêu sáp nhập năm ngoái giữa hai hãng khai thác di động True Corp. và Total Access Communication, vốn cũng bị một số thành viên liên minh cầm quyền chỉ trích.

Cơ quan quản lý viễn thông do chính phủ chỉ định đã cho phép thương vụ này diễn ra, đánh dấu vụ sáp nhập mới nhất trong chuỗi các vụ hợp nhất của các tập đoàn lớn, từ viễn thông, năng lượng đến bán lẻ thực phẩm và dịch vụ tài chính.

“Chỉ có một lý do khiến họ không muốn Thái Lan thăng tiến", ông Thanathorn nói. "Vì cấu trúc xã hội này lợi dụng đa số, và họ hưởng lợi từ đó".

Tuy nhiên, lời kêu gọi của đảng Tiến bước đối với các cử tri trẻ tuổi có thể không đảm bảo vị trí của đảng này trong một chính phủ liên minh với Pheu Thai, đảng đang nhắm tới 310 ghế nhưng có thể gặp khó khăn để giành chiến thắng áp đảo.

Tin đồn về một thỏa thuận có thể xảy ra giữa Pheu Thai và Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwan của Palang Pracharath, đảng cũ của Thủ tướng Prayuth, đã lan truyền trong những tuần gần đây. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 2, ứng viên Pita của đảng Tiến bước đã từ chối tham gia bất kỳ chính phủ nào liên minh với Palang Pracharath hoặc UTN.

Trong khi đó, liên minh giữa Prayuth và Prawit đang cạnh tranh về chương trình thẻ phúc lợi nhà nước. Đảng UTN của Thủ tướng Prayuth muốn tăng khoản thanh toán hàng tháng cho những công dân có thu nhập thấp lên 1.000 baht, trong khi đảng Palang Pracharath của Phó Thủ tướng Prawit chỉ chấp nhận mức tăng 700 baht.

Chính quyền Thủ tướng Prayuth sẽ tiếp tục trợ cấp 1.000 baht hàng tháng cho người già Thái Lan trên 60 tuổi. Trong khi đảng Palang Pracharath sẽ tăng mức trợ cấp này lên tới 5.000 baht cho công dân trên 80 tuổi.

Trong suốt thời gian diễn ra đại dịch, chính phủ Thái Lan đã giải ngân 1,38 nghìn tỷ baht tiền mặt và trợ cấp cho hàng hóa và dịch vụ. Các khoản trợ cấp năng lượng trên diện rộng đã làm gia tăng thâm hụt ngân sách khi chính phủ gánh chịu cú sốc giá năng lượng từ cuộc xung đột ở Ukraine.

Các nhà kinh tế đã chỉ trích bản chất dân túy của các đảng phái tại Thái Lan. Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan (TDRI), một tổ chức tư vấn độc lập, cho biết việc thu thập các cam kết bầu cử chủ yếu tập trung vào "việc giải quyết các vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu trước mắt của người dân".

"Nó không thực sự làm tăng khả năng của đất nước trong dài hạn. Tức là nó không giúp nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động", TDRI chỉ ra.

Điều này từ lâu đã là một vấn đề, nhưng giờ đây sự trì hoãn xảy ra khi Thái Lan bước vào giai đoạn quan trọng để đảm bảo vị thế là một trung tâm khu vực về sản xuất pin và xe điện. Bất chấp các khu vực kinh tế mũi nhọn như EEC, Thái Lan có nguy cơ mất lợi thế cạnh tranh vào tay Indonesia vốn giàu khoáng sản, quốc gia đang thu hút các nhà sản xuất xe điện bằng cách cấm xuất khẩu nguồn cung niken khổng lồ của mình.

Các nhóm khu vực tư nhân đã cảnh báo rằng các đề xuất tăng lương tối thiểu từ đảng Pheu Thai và Tiến bước có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại. Theo Ngân hàng Thế giới, mức lương tối thiểu hàng tháng ở Thái Lan hiện cao nhất ở Đông Nam Á sau khi chính quyền của Thủ tướng Prayuth tăng mức lương hàng ngày trung bình 5% vào tháng 10.

Paophum Rojanasakul, giám đốc trung tâm chính sách của Pheu Thai, cho biết: “Mục tiêu của mọi chính sách là tăng thu nhập cho người dân. Chúng tôi không muốn tạo ra một nhà nước phúc lợi, mà là một hệ thống mà mọi người có thể tự đứng trên đôi chân của mình."

Nhưng tất cả số tiền trợ cấp sẽ đến từ đâu?

TDRI ước tính rằng các chính sách do các đảng vạch ra sẽ cần từ 2 nghìn tỷ đến hơn 3 nghìn tỷ baht ngoài ngân sách hiện tại.

Với việc Thủ tướng Prayuth tranh cử với tư cách là ứng cử viên kế nhiệm, đảng Pheu Thai đang hứa hẹn tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, sau đó là cải cách hiến pháp. Trong khi đảng Tiến bước lại ưu tiên cải cách hiến pháo trước, sau đó mới phát triển kinh tế.

"Mọi người có một cơ hội để loại bỏ họ, nếu không điều này sẽ tiếp diễn mãi mãi", chính trị gia đảng Pheu Thai Nattawut Saikua cảnh báo những cử tri tại Udon Thani về chính phủ liên kết với quân đội.

Phe đối lập lo ngại rằng nếu ông Prayuth thắng thế, những người ủng hộ ông sẽ sửa đổi hiến pháp để loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ.

Nhưng TDRI đã cảnh báo về việc các chính quyền mới thất hứa sau khi giành được quyền lực.

"Nếu chính phủ mới không tính đến các chính sách quan trọng của các đảng liên minh, người dân sẽ mất niềm tin vào nền chính trị dân chủ vì họ cảm thấy bị lừa dối bởi các chính trị gia. Điều này sẽ khiến việc thiết lập nền dân chủ ở Thái Lan khó hơn", các chuyên gia của TDRI khẳng định.

Theo Nikkei Asia
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?